Thực trạng xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH TRONG THỜI ĐẠI 4.0 (Trang 39 - 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.5.Thực trạng xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp

Để đảm bảo cho công tác dạy và học của giáo viên và học viên trong công ty, ban lãnh đạo công ty cũng như bộ phận đảm nhiệm đào tạo đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, về cơ bản là đáp ứng được và phù hợp với các khóa đào tạo. Với khóa đào tạo ngay tại công ty cho NLĐ: Có một phòng lớn, trang bị bảng, bút, bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu…Các phân xưởng có trang bị máy móc cần thiết cho công nhân có điều kiện thực hành. Tại các bộ phận tại công ty có trang bị các máy móc hiện đại để NLĐ làm việc và phục vụ việc kèm cặp tại chỗ như: máy vi tính, máy fax…

Tuy nhiên các phòng học đã cũ, thiết bị còn sơ sài, phòng học tập trung chỉ có tại văn phòng công ty, để học tập tại các phân xưởng tập trung đông người thì chỉ đơn thuần chuẩn bị bàn ghế, phấn, bảng và micro để giảng dạy.

2.2.5. Thực trạng xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo đào tạo

2.2.5.1. Thực trạng xây dựng nội dung chương trình đào tạo

Việc xây dựng nội dung đào tạo của công ty luôn hướng tới việc đảm bảo chất lượng cũng như phù hợp với nhu cầu đào tạo, mục đích đào tạo và đối tượng đào tạo. Nội dung các chương trình đào tạo cũng được tiến hành lựa chọn kỹ càng và luôn đảm bảo sự phối hợp giữa lý thuyết và thực hành, yêu cầu phù hợp với thực tế SXKD của công ty nhằm làm cho người học tiếp thu và vận dụng nhanh chóng, hiệu quả vào thực tế sau đào tạo.

2.2.5.2. Thực trạng lựa chọn phương pháp đào tạo

Nắm bắt và tuân thủ các phương pháp đào tạo cơ bản song công ty có những chọn lọc và vận dụng phù hợp với tình hình SXKD từng thời kỳ.

- Đào tạo trong công việc: phương pháp này thường được công ty áp dụng

tại các phân xưởng là chủ yếu với những hình thức cụ thể như kèm cặp, học nghề, chỉ dẫn công việc. Những lao động lành nghề, có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn nhưng công nhân mới, chưa có tay nghề cao thực hiện các công việc cụ thể.

- Đào tạo ngoài công việc: phương pháp này có các hình thức cụthểsau:+ Tổ

chức các lớp cạnh công ty.

39 Bên cạnh đó, các hình thức đào tạo ngoài công việc và trong công việc được thực hiện song song và xen kẽ với nhau. Công nhân được cử đi học tại các trường chính quy đồng thời cũng được kèm cặp chỉ bảo tại các phân xưởng để hoàn thiện kiến thức lý thuyết cũng như nâng cao tay nghề thực hành.

Bảng 2.8: Phương pháp đào tạo trong giai đoạn 2015 - 2018

Đơn vị tính: Người, %

TT CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2018

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1 Đào tạo trong

106 62,5 118 63,95 140 73,17 162 82,56

công việc

Kèm cặp, chỉ 106 62,45 118 63,95 140 73,17 162 82,56

dẫn công việc

2 Đào tạo ngoài

64 37,6 67 36,05 51 26,82 34 17,44 công việc Tổ chức lớp 40 23,44 44 23,87 31 15,99 17 8,61 cạnh DN Cử đi học các trường chính 24 14,11 23 12,18 19 9,73 12 6,27 quy

Hội thảo, hội

0 0 0 0 2 1,11 5 2,55

nghị tại công ty

Tổng 170 100 185 100 191 100 196 100

(Nguồn: Văn phòng công ty)

Công ty luôn chú trọng phương pháp đào trong công việc. Do đặc điểm SXKD ngành may nên việc kèm cặp, chỉ bảo trên thực tế công việc là hết sức quan trọng. Nắm được điều này, tỷ trọng của phương pháp này tăng qua các năm (năm 2015 chiếm 62,5% đến năm 2018 đã tăng lên 82,56%). Phương pháp này công ty chủ yếu áp dụng cho đội ngũ công nhân.

40 Đối với phương pháp đào tạo ngoài công việc, công ty có các lớp học cạnh DN, cử người đi học ở các trường chính quy, hai phương pháp này có xu hướng giảm trong 4 năm qua. Các khoá học tại trung tâm dạy nghề của công ty và việc cử người tới các trường chính quy để học tập đã bị cắt giảm, nguyên nhân chính cũng vì công ty thời gian gần đây không tuyển mộ được nhiều công nhân sản xuất. Mặt khác, để đáp ứng được tiến độ công việc tại công ty cũng như đảm bảo tình hình hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, lại có thể tiết kiệm thời gian, chi phí, công ty đã quyết định giảm các khoá học ngoài công việc nên công ty duy trì và phát triển việc kèm cặp, chỉ bảo công việc như đã nêu trên.

Riêng phương pháp hội nghị, hội thảo tại công ty đã được ban lãnh đạo chú trọng hơn, năm 2017 phương pháp này mới được thực sự đưa vào tiến hành tại công ty với số học viên 2 người, đến năm 2018 đã lên tới 5 người. Điều này cho thấy công ty đã có những cải tiến việc tổ chức các khoá học để tiếp cận với các phương pháp đào tạo mới. Song tỷ trọng của phương pháp này còn nhỏ do chủ yếu đào tạo các cán bộ quản lý hành chính và quản lý kinh tế của công ty.

Có thể nói, các phương pháp đào tạo của công ty là hợp lý, bổ sung đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn thực hành do đó đạt hiệu quả cao, cán bộ công nhân viên thực hiện tốt hơn công việc của mình sau khi được đào tạo.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NAM ĐỊNH TRONG THỜI ĐẠI 4.0 (Trang 39 - 41)