Các phương pháp điều khiển định thời cho các mạng số

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 81 - 83)

Bộ đệm đồng bộ khung trong các đơn vị kết nối đường dây số với dung lượng đủ cho một khung thường thỏa mãn điều này.

Thao tác đệm đơn giản không thể loại bỏ hết các bước trượt do mất cân bằng về tần số giữa các xung đồng bộ tổng đài khác nhau.

Có 2 cách hạn chế sự xuất hiện các bước trượt khung trong mạng tích hợp số: hoạt động cận đồng bộ và hoạt động đồng bộ.

2.1. Hoạt động cận đồng bộ

Mỗi xung đồng bộ của tổng đài hoạt động một cách độc lập

Các hiện tượng trượt bị khống chế ở một mức thấp có thể chấp nhận được bằng cách dùng các xung đồng bộ có độ ổn định cao, được điều chỉnh bằng tay theo định kỳ để tất cả chúng đều được hoạt động trong 1 giới hạn đóng của một tần số mang danh định.

2.2. Hoạt động đồng bộ

Một mạng hoạt động đồng bộ có tất cả các xung đồng bộ thành phần được điều khiển bởi 1 cơ cấu tự động để tất cả chúng cùng hoạt động với 1 tần số mạng không đổi.

Trong thực tế thì các xung đồng bộ có thể duy trì cùng tần số nhưng các thay đổi ngắn hạn thì không đổi.

Vậy có sự cân đối giữa giá thành và độ phức tạp giữa các chế độ đồng bộ và cận đồng bộ. Việc lựa chọn sử dụng loại nào chủ yếu được quyết định bởi các chỉ tiêu về tốc độ trượt trong mạng.

SDH (Synchronous Digital Hierarchy) là một kỹ thuật truyền dẫn dữ liệu đồng bộ trên môi trường quang. Là đương lượng quốc tế của Mạng quang đồng bộ.

Kỹ thuật đưa ra các kết nối liên mạng nhanh hơn và chi phí thấp hơn so với PDH truyền thống.

Trong truyền dẫn thoại số, “đồng bộ” có nghĩa là các bit từ một cuộc gọi được truyền đi với một khung truyền dẫn. “Cận đồng bộ” có nghĩa là “gần như (nhưng không) đồng bộ”, hay một cuộc gọi phải được trích từ nhiều hơn một khung truyền dẫn.

Do mỗi thiết bị trong mạng đều sử dụng xung đồng bộ riêng của nó. Trong truyền dẫn số, xung xung đồng bộ có nghĩa là sử dụng một chuỗi các xung lặp đi lặp lại để giữ cho tốc độ bit của dữ liệu không đổi và chỉ ra vị trí của các bit 0 và 1 trong luồng dữ liệu.

Ghép kênh cận đồng bộ trải qua nhiều giai đoạn. Các tín hiệu không đồng bộ, ví dụ DS-1 ghép với nhau, cộng với các bit thêm vào gọi là bit chèn để bù cho sự sai khác của mỗi luồng riêng lẻ và kết hợp với các bit khác (bit khung) để tạo ra luồng DS-2. Các bit chèn lại được sử dụng theo cách đó để tạo ra các DS-3 và cao hơn.

Chúng ta không thể truy cập tới các luồng cận đồng bộ tốc độ cao mà không

sử dụng bộ tách kênh.

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w