Phương pháp đồng bộ tương hỗ

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 88 - 90)

IV. Các mạng đồng bộ

4.3. Phương pháp đồng bộ tương hỗ

Đây là nguyên lý thực hiện đồng bộ trong 1 mạng số nhiều liên kết mà không có xung đồng bộ chủ. Trong đồng bộ tương hỗ mỗi nút lấy trung bình các nguồn tham chiếu vào và sử dụng nó cho xung đồng bộ truyền dẫn và cục bộ của nút. Phương pháp này chỉ sử dụng cho mạng đa phần có cấu trúc lưới.

Ưu điểm: Khả năng duy trì của nó khi một xung đồng bộ nút bị hỏng. Nhược điểm:

- Tần số cuối cùng rất phức tạp, vì nó là 1 hàm của tần số các bộ dao động, topo mạng, trễ truyền dẫn và các tham số khác – Sự biến đổi trễ đường truyền hoặc

trễ nút có thể làm nhiễu loạn nghiêm trọng tần số nút và thay đổi lâu dài trong tần số hệ thống.

- Việc thiếu nguồn chuẩn cố định làm cho đồng bộ tương hỗ không thích hợp đối với kết nối liên mạng.

* Đồng bộ tương hỗ có 2 loại: điều khiển kết cuối đơn (Signal - ended control) và điều khiển kết cuối kép (Double - ended control)

a) Điều khiển kết cuối đơn

- Thích hợp với sử dụng trong một mạng tùy ý.

- Phương pháp này luồng vào mạch điều khiển xung đồng bộ tổng đài bao gồm bù pha trung bình giữa xung đồng bộ nội hạt và tất cả các xung đồng bộ vào.

- Nhược điểm của điều khiển kết cuối đơn là chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi trễ đường truyền do thay đổi nhiệt độ.

b) Điều khiển kết cuối kép

- Điều khiển kết cuối kép cải tiến được hệ thống đồng bộ, độc lập với biến đổi trễ.

- Mặc dù sơ đồ này phức tạp hơn song nó vẫn rất có lợi trong một mạng bao gồm các tuyến nối dài. Đầu vào mạch điều khiển là thông tin lệch pha đo được, và thông tin đầu cuối đơn tại tất cả các nút đang hoạt động.

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w