TỔNG ĐÀI EWSD CỦA SEIMENS

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 107 - 109)

Tổng đài EWSD (Electronic Switching Signal Digital) hãng Siemens của Đức sản xuất là một hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng trong mạng thông tin công cộng. Nó đáp ứng cả những nhu cầu về thông tin hiện nay và cho cả tương lai, bao gồm các đặc điểm sau: Có đầy đủ phẩm chất của tổng đài điện tử số SPC (Stored Program Control). Được thiết kế theo kiểu Module hóa cho cả phần cứng và phần mềm. Được thiết kế linh động, dễ dàng mở rộng dung lượng.

Tổng đài EWSD có 5 phân hệ phần cứng sau: - Đơn vị đường dây số DLU (Digital line unit) Nhóm đường dây trung kế LTG (Line trunk group) - Mạng chuyển mạch SN (Switching network)

- Bộ xử lí điều phối CP (Coordination processor)

- Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common channel signalling network control).

5.1. Đơn vị đường dây DLU

Đơn vị đường dây số DLU dùng để nối đến các đường dây thuê bao tập trung lưu thoại đến tổng đài.

Các đường dây thuê bao mà DLU có thể kết nối đến là đường dây thuê bao analog và số, các tổng đài nội bộ PBX. DLU kết nối đến LTG có thể bằng 2 hoặc 4 luồng 2Mbps gọi là đường truyền số sơ cấp PDC. Kết nối giữa DLU và LTG có thể là đấu thẳng hay đấu chéo, để đảm bảo an toàn nên DLU thường đấu chéo đến LTG. Cấu trúc DLU gồm: o Hai bộ điều khiển DLUC o Hai đơn vị giao tiếp số DIUD o Các module đường dây thuê bao SLMA và SLMD o Hệ thống bus dùng để truyền tin tức của người sử dụng và truyền đưa các bản tin điều khiển giữa SLM và các bộ điều khiển DLUC Một đơn vị đo thử TU để đo thử máy điện thoại, mạch thuê bao và đường dây thuê bao

5.2 Nhóm đường dây trung kế LTG:

Nhóm đường dây trung kế LTG thực hiện chức năng sau: - Là giao diện kết nối DLU và SN - Kết nối đến DLU - Kết nối đền 2 Side SN0 và SN1 của khối chuyển mạch bằng đường SPC 8Mbps. Mỗi TLG chứa các đơn vị chức năng sau: - Bộ xử lí nhóm GP - Đơn vị chuyển mạch GSM - Đơn vị đường dây trung kế LTU.

5.3. Mạng chuyển mạch SN

Mạng chuyển mạch SN dùng để: - Kết nối cuộc gọi

- Thiết lập tuyến báo hiệu

- Tổ chức mạng thông tin giữa các bộ xử lí SN gồm có 2 bộ SN0 và SN1, SN0 hoạt động active thì SN1 ở chế độ standby để dự phòng sự cố.

SN gồm có 2 tầng: tầng chuyển mạch không gian và thời gian.

Các đường giao tiếp nối từ LTG, CCNC và CP đến SN đều là những đường truyền số thứ cấp 8Mbps.

5.4. Khối xử lí điều phối CP

Khối xử lí điều phối CP thực hiện các chức năng điều khiển cao nhất trong tổng đài. Trong CP gồm có các đơn vị: - Bộ đệm bản tin MB: trao đổi các bản tin giữa các bộ xử lí và các khối trong tổng đài. - Bộ tạo đồng hồ trung tâm CCG: tạo đồng hồ trung tâm dùng để đồng bộ cho toàn tổng đài và đồng bộ với mạng lưới. - Bảng giám sát hệ thống SYP cho biết trình trạng hoạt động của hệ thống - Bộ xử lí điều phối CP113 có chức năng như: xử lí cuộc gọi, điều hành, bảo dưỡng và bảo an.

5.5. Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC

CCNC được hình thành từ nhiều thành phần mạch. Cấu trúc này được ghép và chia thành từng phần theo chức năng của tổng đài EWSD và CNC làm cho CCNC trở nên phù hợp với những sáng kiến mới và có thế sử dụng mở rộng những linh kiện mới, những đơn vị chức năng mới.

Một CCNC bao gồm những đơn vị chức năng sau : - Hệ thống ghép và phân kênh MUX(multiplex system)

- Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG (signalling link termina group)

- Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP(common channel signalling nextwork processor)

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w