Phương pháp đồng bộ chủ tớ phân cấp

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 86 - 88)

IV. Các mạng đồng bộ

4.2. Phương pháp đồng bộ chủ tớ phân cấp

Cấu trúc: Tất cả các xung đồng bộ được sắp xếp theo các cấp. Thông tin về trạng thái phân cấp của xung đồng bộ và chất lượng truyến nối được phân bố liên tục tới mỗi nút và được đánh giá, phân tích bởi hệ thống điều khiển.

Nguyên tắc hoạt động: Một tín hiệu định thời đuợc truyền tới tới một số nút cấp cao đã lựa chọn. Sau khi các nút này đồng bộ các xung đồng bộ của chúng tới nguồn chuẩn, loại trừ các jitter, tín hiệu định thời truyền tới các nút cấp thấp hơn bằng các tuyến nối số đang tồn tại. Mức thấp hơn lại đồng bộ cho các nút phía dưới và quá trình cứ tiếp tục như vậy. Vì vậy tất cả các nút được đồng bộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới cùng một xung đồng bộ chủ và có cùng tốc độ xung đồng bộ.

Trong trường hợp có lỗi ở động hồ chủ, một xung đồng bộ ở phân cấp tiếp theo tự động được lựa chọn. xung đồng bộ chủ (hoặc các xung đồng bộ chủ) thông

thường là các chuẩn sơ cấp (Ceasi hoặc Rubidi) trong khi đó, xung đồng bộ tớ chỉ là xung đồng bộ có độ ổn định vừa phải như xung đồng bộ tinh thể. xung đồng bộ được thiết lập thành mạng có cơ chế quản lý nghiêm ngặt. Số lượng đường dẫn xung đồng bộ chủ đến xung đồng bộ tớ phụ thuộc vào điều kiện của mạng nhưng ít nhất là hai.

Về mặt kinh tế - kỹ thuật đây là mạng đồng bộ được dùng rộng rãi trên thế giới.

Ưu điểm: Nguyên tắc chủ tớ phân cấp có dự phòng có khả năng hoạt động tốt, độ tin cậy cao hơn và thích hợp với các kiểu cấu trúc mạng

Nhược điểm: Khi một node có chất lượng hoạt động kém lại điều khiển tất cả các node phụ thuộc.

Mạng đồng bộ Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc chủ tớ có dự phòng, bao gồm 4 cấp, hai loại giao diện chuyển giao tín hiệu đồng bộ chủ yếu là 2 MHz và 2 Mb/s. Pha 3 của quá trình phát triển mạng đồng bộ đang được triển khai nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng mạng và chất lượng dịch vụ.

Bao gồm ba xung đồng bộ chủ PRC tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số xung đồng bộ thứ cấp SSU.

4 cấp của mạng đồng bộ: Cấp 0: Cấp xung đồng bộ chủ

Cấp 1: Cấp nút quốc tế và nút quốc gia Cấp 2: Cấp nút nội hạt

Mạng được phân thành 3 vùng độc lập, mỗi vùng có 2 xung đồng bộ mẫu, một xung đồng bộ chính (Cesium) và một xung đồng bộ dự phòng (GSP). Các xung đồng bộ này được đặt tại trung tâm của 3 vùng và được điều chỉnh theo phương thức cận đồng bộ.

Các tổng đài quốc tế và Toll trong vùng được điều khiển bởi xung đồng bộ chủ theo phương pháp chủ - tớ.

Các tổng đài Tandem và Host tại các tỉnh hoạt động bám theo các tổng đài Toll theo phương pháp chủ tớ. - Các tổng đài huyện (RSS) cũng hoạt động bám theo các Host theo phương pháp chủ tớ.

Trong đó G.811 là xung đồng hồ thứ cấp, G.812T là xung đồng bộ sơ cấp dùng cho các nút trung chuyển, và G.812L là xung đồng bộ sơ cấp dùng cho các nút nội hạt.

Một phần của tài liệu Báo cáo môn học kỹ thuật chuyển mạch (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w