chuyên môn trong học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Z.
Do đặc điểm cầu lông là nội dung thi đấu đối kháng, nên trong giảng dạy với đối tượng là học sinh, chúng tôi tìm hiểu nghiên cứu ứng dụng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, qua thực tế giảng dạy kết hợp với kinh nghiệm của một số trường bạn, chúng tôi đã sử dụng và tổng hợp được một số bài tập phát triển sức bền chuyên môn đang áp dụng giảng dạy trong học cầu lông cho học sinh hiện nay trong giảng dạy cầu lông ở các trường THPT, đại đa số sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn theo xu hướng phát triển chung. Chính vì vậy thành tích và kĩ thuật của học sinh sau khi học xong cầu lông chỉ phát triển ở mức trung bình khá.
Để lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Z, đề tài đã đưa ra một số bài tập và tiến hành phỏng vấn các cán bộ giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện trong và ngoài nhà trường. Kết quả phỏng vấn được chúng tôi trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Z.
TT Nội dung bài tập
Số phiếu trả lời ( n=15) Đồng
ý %
Không đồng ý %
1 Bài tập 1: Nhảy dây trong 2 phút 11 73 4 27
2 Bài tập 2: Nâng cao đùi tại chỗ liên tục
tính số lần bước chân chạm đất 8 53 7 47
3 Bài tập 3: Di chuyển đánh cầu trên lưới,
lùi về bật nhảy đập cầu trong 1 phút. 15 100 0 0 4 Bài tập 4: Di chuyển 4 góc sân nhặt
(đổi) cầu: 10 lần 12 80 3 20
5 Bài tập 5: Di chuyển nhặt (đổi) cầu 8 lần
4 điểm trên sân 11 73 4 27
6 Bài tập 6: Nhảy đập cầu treo liên tục
trong 1 phút 13 87 2 13
7 Bài tập 7: Bật nhảy đập cầu liên tục có
người phục vụ 7 47 8 53
8 Bài tập 8: Di chuyển ngang cuối sân và
bật nhảy đánh cầu góc nhỏ trong 5 phút 14 93 1 7 9 Bài tập 9: Bật nhảy liên tục trên hố cát
( 30 giây/số lần) 13 87 2 13
10 Bài tập 10: Di chuyển 2 bước lên lưới
vồ cầu trong 5 phút 14 94 1 7
11 Bài tập 11: Treo người trên thang gióng
gập bụng ( số lần/30 giây) 6 40 9 60
12 Bài tập 12: Chạy đạp sau lên dốc 450 5 33 10 67 13 Bài tập 13: Nằm sấp chống tay ( số
lần/30 giây) 12 80 3 20
14 Bài tập 14: Cho thi đấu 11 73 4 27
Qua bảng 3.1 cho thấy một số bài tập thường được các giáo viên, huấn luyện viên lựa chọn có hiệu quả , phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng nghiên cứu, là những bài tập có số phiếu đồng ý từ 70% trở lên được
chúng tôi lựa chọn để áp dụng cho đối tượng thực nghiệm bao gồm các bài tập sau:
* Bài tập 1: Nhảy dây trong 2 phút.
* Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi về bật nhảy đập cầu trong 1 phút.
* Bài tập 3: Di chuyển 4 góc sân nhặt (đổi) cầu: 10 lần. * Bài tập 4: Di chuyển nhặt (đổi) cầu 8 lần 4 điểm trên sân. * Bài tập 5: Nhảy đập cầu treo liên tục trong 1 phút.
* Bài tập 6: Di chuyển ngang cuối sân và bật nhảy đánh cầu góc nhỏ trong 5 phút.
* Bài tập 7: Di chuyển 2 bước lên lưới vồ cầu trong 5 phút. * Bài tập 8: Bật nhảy liên tục trên hố cát ( 30 giây/số lần) * Bài tập 9: Nằm sấp chống tay ( số lần/30 giây)
* Bài tập 10: Cho thi đấu.
Thông qua kết quả phỏng vấn chúng tôi đã lựa chọn được 10 bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ học sinh khối 10 trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Z.