Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT (Trang 36 - 46)

Sau quá trình 8 tuần thực nghiệm, bắt đầu từ đầu tháng 12 năm 2020 đến cuối tháng 01 năm 2021, với các buổi tập luyện ngoại khóa trên 10 bài tập đã được lựa chọn. Trong quá trình thực nghiệm đề tài có kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm điều chỉnh nội dung tập luyện cho phù hợp và phát triển tốt nhất sức bền chuyên môn cho nữ học sinh. Kết thúc quá trình thực nghiệm đề tài tiến hành kiểm tra lấy số liệu thông qua 5 test đã lựa chọn ở cả hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nữ học sinh khối 10 Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng TT Test Nhóm TN ( n = 15) Nhóm ĐC ( n = 15) Kết quả so sánh X ± X ± t P

1 Di chuyển ngang sân đơn

40 lần tính (giây). 56,85 3,07

58,6

5 3,09 2,59 <0,05 2

Di chuyển nhặt cầu 5 lần trên 6 điểm trên sân tính (giây).

68,05 2,67 71,10 2,75 2,98 <0,05

3

Di chuyển lùi 3 bước đánh cầu liên tục 20 lần tính (giây).

66,45 2,99 69,2

5 3,01 2,86 <0,05

4

Di chuyển lùi 3 bước sang bên phải - trái đập cầu 15 lần tính (giây).

76,15 1,97 79,88 2,02 3,64 <0,05

5 Di chuyển tiến lùi trên sân

trong 14 lần tính (giây). 46,54 4,25 49,76 4,30 2,41 <0,05 Qua bảng 3.4 cho thấy, ở tất cả các nội dung kiểm tra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng , các chỉ số sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng, thể hiện ttính > t bảng (t bảng = 1,960) ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Hay nói cách khác, các bài tập mà đề tài lựa chọn

bước đầu đã thể hiện rõ tính hiệu quả hơn hẳn các bài tập cũ mà hiện nay đang được sử dụng trong giảng dạy cầu lông tại trường.

Để làm rõ hơn vấn đề này, đề tài tiến hành so sánh nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm. Kết quả được đề tài trình bày ở các bảng 3.5; 3.6

Bảng 3.5: Tăng trưởng sức bền chuyên môn của nhóm thực nghiệm

TT Test Trước TN X ± Sau TN X ± Sự khác biệt W % t p

1 Di chuyển ngang sân đơn 40 lần tính (giây). 61,05±3,5 8 56,85±3,07 2,78 <0.0 5 7.1 2 Di chuyển nhặt cầu 5 lần trên 6 điểm trên sân tính (giây).

75,80±2,2

9 68,05±2,67 3,25 <0.0

5 10.7

3

Di chuyển lùi 3 bước đánh cầu liên tục 20 lần tính (giây). 72,65±3,0 5 66,45±2,99 3,16 <0.0 5 8.9 4

Di chuyển lùi 3 bước sang bên phải - trái đập cầu 15 lần tính (giây).

81,35±2,1

0 76,15±1,97 3,93 <0.0

5 6.6

5

Di chuyển tiến lùi trên sân trong 14 lần tính (giây).

50,65±4,1

6 46,54±4,25 2,69 <0.0

Bảng 3.6: Tăng trưởng sức bền chuyên môn của nhóm đối chứng TT Test Trước TN X ± Sau TN X ± Sự khác biệt W % t p

1 Di chuyển ngang sân đơn 40 lần tính (giây). 60,88±3,4 7 58,65±3,0 9 0,76 >0.0 5 3.7 2 Di chuyển nhặt cầu 5 lần trên 6 điểm trên sân tính (giây). 74,60±2,2 2 71,10±2,7 5 0,98 >0.0 5 4.8 3

Di chuyển lùi 3 bước đánh cầu liên tục 20 lần tính (giây). 72,45±3,0 0 69,25±3,0 1 0,92 >0.0 5 4.5 4

Di chuyển lùi 3 bước sang bên phải - trái đập cầu 15 lần tính (giây). 81,02±2,0 5 79,88±2,0 2 1,34 >0.0 5 1.4 5

Di chuyển tiến lùi trên sân trong 14 lần tính (giây). 51,15±4,0 0 49,76±4,3 0 0,58 >0.0 5 2.7

Qua bảng 3.5; 3.6 cho ta thấy: Nhịp tăng trưởng của các chỉ số sức bền chuyên môn nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Như vậy, sau 2 tháng thực nghiệm nhìn chung các chỉ số sức bền chuyên môn của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng. Tuy nhiên, ở nhóm thực nghiệm có mức độ tăng trưởng cao hơn, tăng nhiều hơn so với nhóm đối chứng. Điều này một lần nữa khẳng định hệ thống bài tập mà đề tài lựa chọn và ứng dụng vào đối tượng thực nghiệm đạt hiệu quả cao.

Từ kết quả trên bảng 3.5 và 3.6 để thể hiện rõ hơn kết quả thực nghiệm, đề tài so sánh tại biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, 3.4.

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả di chuyển ngang sân đơn 40 lần tính (giây) của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm.

Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả di chuyển nhặt cầu 5 lần trên 6 điểm trên sân tính (giây) của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.

Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả di chuyển lùi 3 bước đánh cầu liên tục 20 lần tính (giây) của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.

Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả di chuyển lùi 3 bước sang bên phải - trái đập cầu 15 lần tính (giây) của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Qua kết quả nghiên cứu giải quyết từng nhiệm vụ của đề tài, cho phép đề tài rút ra một số kết luận sau:

1.1. Sức bền chuyên môn trong môn cầu lông là một yếu tố hết sức quan trọng để nắm vững, duy trì, nâng cao kỹ thuật và thành tích thi đấu đỉnh cao. Sức bền chuyên môn trong môn cầu lông thực chất và chủ yếu là sức bền tốc độ trong quá trình di chuyển đánh cầu. Cơ chế sinh lý chủ yếu của loại sức bền này là khả năng trao đổi chất ưa khí và yếm khí phi lác tác. Như vậy việc nâng cao sức bền chuyên môn trong môn cầu lông cũng đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực trao đổi chất ưa khí và yếm khí phi lác tác của học sinh.

1.2. Thực trạng công tác giảng dạy sức bền chuyên môn trong học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Z, bước đầu cho thấy bộ môn có quan tâm đến phát triển sức bền chuyên môn cho nữ họ sinh nhưng chưa nhiều, việc tập luyện sức bền chuyên môn trong học cầu lông

chưa được thực hiện đầy đủ, nội dung tập luyện chưa phong phú, do những khó khăn về điều kiện sân tập, dụng cụ tập và thời gian luyện tập.

1.3. Qua kết quả thực nghiệm đã cho thấy các bài tập mà đề tài lựa chọn và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy đã thể hiện được tính khả thi và hiệu quả của nó trong việc phát triển sức bền chuyên môn khi học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Z.

. Các bài tập đó là:

* Bài tập 1: Nhảy dây trong 2 phút.

* Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi về bật đập cầu. * Bài tập 3: Di chuyển nhặt đổi cầu 8 lần 4 điểm trên sân. * Bài tập 4: Di chuyển 4 góc sân nhặt đổi cầu trong 10 lần. * Bài tập 5: Nhảy đập cầu treo liên tục trong 1 phút.

* Bài tập 6: Di chuyển ngang cuối sân, bật nhảy đánh góc nhỏ trong 5 phút.

* Bài tập 7: Di chuyển 2 bước lên lưới vồ cầu trong 5 phút. * Bài tập 8: Bật nhảy liên tục trên hố cát ( 30 giây/số lần) * Bài tập 9: Nằm sấp chống tay ( số lần/30 giây)

* Bài tập 10: Thi đấu.

1.4. Với 10 bài tập được đề tài lựa chọn trong quá trình nghiên cứu đã có tác dụng tốt và phù hợp với điều kiện giáo dục sức bền chuyên môn cho nữ sinh viên nhà trường trong học cầu lông. Hiệu quả mà các bài tập phát triển sức bền chuyên môn đối với nữ học sinh khi học cầu lông được thể hiện rõ sau 2 tháng thực nghiệm, nhóm thực nghiệm đã có mức tăng trưởng, mức tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0,05 và phản ánh được hiệu quả trong thực tiễn.

2. Kiến nghị.

Từ những kết luận nêu trên, cho phép chúng tôi xin đề xuất và có một số kiến nghị sau:

2.1. Để công tác giảng dạy, phát triển sức bền chuyên môn trong học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Zcó hiệu quả thì việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện cho môn học GDTC nói chung và nội dung học cầu lông nói riêng là rất cần thiết. Các giáo viên cần coi trọng hơn nữa tới việc phát triển năng lực sức bền chuyên môn cho nữ học sinh, đặc biệt quan tâm nghiên cứu sâu hơn đến các bài tập phát triển sức bền chuyên môn và tăng cường ý thức giáo dục rèn luyện thân thể cho nữ học sinh thông qua các buổi tập.

2.2. Sản phẩm mà đề tài nghiên cứu là hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ học sinh khi học cầu lông. Hệ thống bài tập mà đề tài lựa chọn đã thể hiện được tính khả thi của nó. Kính đề nghị Ban giám Hiệu, Tổ GDTC trường THPT X– Huyện Y - Tỉnh Zcho phép áp dụng các bài tập mà đề tài đã lựa chọn vào công tác giảng dạy cầu lông cho nữ học sinh, đồng thời phổ biến làm tư liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo nhằm tiếp tục nghiên cứu bổ xung và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong học cầu lông cho nữ học sinh khối 10 trường THPT (Trang 36 - 46)