Trong các triệu chứng lâm sàng của nhóm DDTĐTMN đã vỡ, triệu
chứng nổi bật nhất là đau đầu với 95,65%; biểu hiện rối loạn ý thức gặp ở 9
trường hợp trong tổng số23 trường hợp, chiếm 39,13%; trong khi triệu chứng yếu liệt chỉ có 26,09% (Bảng 3.2). Kết quảnày khá tương đồng với nghiên cứu
của Phan Văn Đức và cộng sự, ở nhóm bệnh nhân xuất huyết não do vỡ
DDTĐTMN, biểu hiện đau đầu gặp ở 98,25% bệnh nhân; 36,84% số trường
hợp có yếu liệt nửa người và 22,81% là rối loạn ý thức [41]. Tác giả Vũ Thị
Ngọc Liên và cộng sựcũng chỉ ra có 96% bệnh nhân DDTĐTMN vỡ nhập viện có triệu chứng đau đầu, 10% bệnh nhân nhập viện có biểu hiện rối loạn ý thức [54].
Trong nhóm DDTĐTMN chưa vỡ của chúng tôi, hai triệu chứng điển
hình là đau đầu và co giật lần lượt chiếm 81,82% và 22,73% (Bảng 3.3). Trong
nghiên cứu của tác giả Phan Văn Đức và cộng sự thì nhóm DDTĐTMN chưa
vỡ cũng có triệu chứng đau đầu chiếm 82,22%; triệu chứng động kinh chiếm
40% [41].
Về tiền sử phát hiện bệnh, chỉ có 13,95% bệnh nhân từng phát hiện có
khối DDTĐTMN trước đó (Bảng 3.4). Điều này khá tương đồng với một số
nghiên cứu nước ngoài chỉ ra rằng chỉ có 12-15% bệnh nhân DDTĐTMN là phát hiện các triệu chứng thần kinh liên quan trước đây [2], [6], [7].
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có thể coi là khá phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Các biểu hiện khởi phát của xuất huyết do DDDTDDTMN vỡ chủ yếu là dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm đau đầu đột ngột, dữ dội, rối loạn ý thức, tê bì, yếu liệt…Các triệu chứng thường gặp ở
người trẻ và điển hình trước 40 tuổi với bệnh cảnh đa dạng từ nhẹ đến nặng
[39], [43], [55]. Mặt khác, việc tiến triển thành triệu chứng lâm sàng của khối
DDTĐTMN xảy ra do tình trạng cấp máu não không đối xứng theo thời gian
4.2. Đặc điểm của DDTĐTMN trên chụp mạch số hóa xóa nền
4.2.1. Vị trí DDTĐTMN theo giải phẫu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu là các ổ dị dạng tầng trên lều chiếm 97,78%, vùng vỏ nông (77,79%) bao gồm các vị trí thùy trán (26,67%),
thùy thái dương (17,78%), thùy đỉnh (6,67%), thùy chẩm (11,11%) và vùng
liên thùy (15,56%). Dị dạng nằm ở tầng dưới lều (2,22%) và nằm sâu (22,21%)
chiếm tỷ lệít hơn (Bảng 3.5).
Kết quả nêu trên là phù hợp với nhiều nghiên cứu trong nước về DDTĐTMN, các tác giả cũng ghi nhận vị trí chủ yếu của khối dị dạng nằm ở
vùng trên lều và thuộc vùng vỏ nông của não [22], [41], [46].
Lý giải cho sự chênh lệch phân bố dị dạng giữa vùng vỏ nông và vùng sâu, tác giả Mohr cho rằng vùng não sâu vốn dĩ chỉ chiếm một thể tích nhỏhơn
so với vùng vỏ não nên sự khác biệt trong phân bố khối dị dạng không phản
ảnh sự thiên lệch đặc biệt nào cả [57].