Quản lý Tác động trong Giai đoạn Bảo trì

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện bảo dưỡng sửa chữa đường phần 5 (Trang 43 - 47)

4.5.2.1 - Nguồn tài nguyên đất

Duy trì và theo dõi các biện pháp gia cố mái taluy

a) Tác động có thể

Trong quá trình khai thác, luôn có nguy cơ bất ổn định ở những đoạn dốc lên và dốc xuống, có thể dẫn đến sụt đất và lở đá, gây nguy hiểm cho giao thông trên đường, ảnh hưởng tới đất nông nghiệp và dẫn đến xói lở.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Nhà thầu bảo trì phải thường xuyên duy trì và theo dõi các biện pháp phòng vệ và gia cố tại những đoạn dốc lên và dốc xuống có độ dốc lớn khi tiến hành các hoạt động bảo trì.

Tránh làm hư hỏng bậc thang và đất nông nghiệp trong quá trình bảo trì

a) Tác động có thể

Có thể xảy ra tình trạng hư hỏng bậc thang và đất nông nghiệp trong quá trình thực hiện bảo trì, do việc đổ vật liệu đào đắp thiếu kiểm soát hoặc do sự can thiệp của máy móc bảo trì hoặc các hoạt động khác.

b) Biện phá làm giảm tác hại

Nhà thầu bảo trì phải lưu ý tránh gây hư hỏng cho phần bậc thang và đất nông nghiệp trong khi đào đắp, khai thác vật liệu, vận chuyển hoặc sử dụng máy móc khác.

Quản lý khu vực hiện trường bảo trì, vật liệu và kho chứa thiết bị

a) Tác động có thể

Khu vực hiện trường bảo trì thường nhỏ hơn so với hiện trường xây lắp. Tuy nhiên, Nhà thầu bảo trì đôi khi có thể lập văn phòng, nhà ở, xe máy và lắp đặt thiết bị, xưởng, gara, kho bãi và các phương tiện khác. Nhìn chung bao gồm khu ăn HV: Hoµng Ngäc L©n Trang 82

nghỉ của công nhân và sân chứa và bảo trì thiết bị và nơi Nhà thầu đổ vật liệu. Tác động tiêu cực đối với tài nguyên đất có thể bao gồm ô nhiễm do vệ sinh không đảm bảo, đổ chất thải rắn và lỏng, rò rỉ từ các sản phẩm dầu khí, các vật liệu rải mặt hoặc các vật liệu thi công khác. Khu vực hiện trường ngoài ra còn có xu hướng xuất hiện những cửa hàng và dịch vụ nhỏ, làm mọc thêm các laọi lều quán và dẫn đến các vấn đề rác thải và vệ sinh.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Trong trường hợp Nhà thầu bảo trì lập ra các công trình như vậy, khu vực hiện trường phải bao gồm đủ các công trình sinh hoạt và vệ sinh cho công nhân, bao gồm kế hoạch phê duyệt cho việc đổ chất thải cứng và lỏng. Nhà thầu bảo trì ngoài ra còn phải có kế hoạch quản lý và an toàn được phê duyệt cho việc chứa thiết bị, các sản phẩm dầu, vật liệu mặt đường v.v để giảm thiểu rủi ro rò rỉ hoặc đổ tràn cũng như trình tự ứng phó tình huống khẩn cấp và an toàn. Vào cuối hợp đồng, trước khi rời hiện trường, Nhà thầu bảo trì phải đảm bảo vệ sinh môi trường và phục hồi tình trạng ban đầu thoả mãn yêu cầu của Giám đốc Dự án.

4.5.2.2 - Thuỷ văn và Tài nguyên nước

Duy trì và theo dõi các biện pháp thai thác nguồn nước

a) Tác động có thể

Trong giai đoạn thực hiện, các công trình thuỷ lợi có thể bị hư hỏng hoặc bị phá huỷ bất ngờ do bão lớn.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Nhà thầu phải bảo trì các công trình thuỷ lợi được xây dựng trong thời gian thực hiện bảo trì theo Hợp đồng. Nhà thầu phải phối hợp với nông dân địa phương để thực hiện việc này.

Bảo trì cống/rãnh ngang

a) Tác động có thể

Việc đào đắp có thể gây bồi lắng các hồ chứa nước mặt (như đập nước) và lòng sông do bùn đất bị trôi sau các trận bão lụt.

LuËn v¨n Th¹c SÜ Ch¬ng 4

Nhà thầu phải tiến hành vệ sinh thường xuyên rãnh ngang, cống và các công trình thoát nước khác trong các hoạt động bảo trì của mình phối hợp với các cơ quan liên quan khác.

Vệ sinh chất thải nguy hiểm từ các vụ tai nạn

a) Tác động có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể xảy ra ô nhiễm nước mặt hoặc nước ngầm do tràn hoặc rò rỉ từ các phương tiện tham gia giao thông trên đường, hoặc do xe tải chở dầu hoặc các vật liệu nguy hiểm khác bị lật. Sự cố này không bị coi là mối đe doạ lớn do khối lượng rò rỉ thường xuyên dự kiến không gây tác động lớn.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm vệ sinh kịp thời các vụ tràn chất thải nguy hiểm từ các vụ tai nạn.

Duy trì công trình phòng hộ và các công trình khác

a) Tác động có thể

Tình trạng xuống cấp của công trình phòng hộ như tường chắn và tường rọ đá, đá xếp khan, v.v… có thể gây ảnh hướng tới môi trường.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Nhà thầu phải tiến hành bảo trì thường xuyên các công trình tường chắn chẳng hạn như tường, rọ đá, đá xếp khan v.v… trong các hoạt động bảo trì có sự phối hợp với các cơ quan liên quan khác.

4.5.2.3 - Các nguồn tài nguyên sinh học khác

Làm giảm tác động đối với hệ động thực vật

a) Tác động có thể

Sự phát triển do cải thiện điều kiện giao thông có thể góp phần làm tăng áp lực và mất bền vững đối với các nguồn tài nguyên sinh học trong khu vực, như làm tăng tình trạng chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ và than và làm tăng tình trạng chăn thả gia súc. Trong giai đoạn thực hiện, tai nạn giao thông có thể làm chết động vật hoang dã sinh sống gần kề hoặc đi ngang qua đường. Hoạt động của các phương tiện giao thông ngoài ra còn gây ảnh hưởng tới gia súc vì chúng cũng dễ bị tai nạn. Va quệt giữa phương tiện giao thông với gia súc cũng là một vấn đề quan trọng về an toàn giao thông.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Nhà thầu phải làm giảm nguy cơ gia tăng việc giết hại động vật hoang dã và gia súc tại các khu vực hiện trường thông qua việc duy trì các biện pháp làm giảm tốc độ tại các vị trí phù hợp. Nhà thầu phải duy trì, theo dõi và nếu cần sẽ điều chỉnh theo kinh nghiệm thực tế.

4.5.2.4 - Kinh tế xã hội và văn hoá

Các biện pháp làm giảm tai nạn

a) Tác động có thể

Trong thời gian thực hiện, tốc độ chạy xe cao do tình trạng đường tốt hơn có thể làm tăng mức độ tai nạn giao thông, đặc biệt là đối với trẻ em.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Để làm giảm tai nạn đường bộ và tử vong do hoạt động của Nhà thầu trên các tuyến đường thí điểm, Nhà thầu phải duy trì các biển báo giao thông tại các hiện trường thi công trong thời gian bảo trì, sử dụng nón đảm bảo giao thông và điều khiển giao thông bằng tay tại những nơi cần thiết.

Tuân thủ các quy định về an toàn và sức khoẻ cộng đồng trong thời gian bảo trì

a) Tác động có thể

Mặc dù không phải theo đúng mức độ như đối với thời gian xây lắp, song các hoạt động bảo trì sẽ vấn phải tuân theo các vấn đề cơ bản về an toàn và sức khỏe cho công nhân và khi tương tác với cộng đồng dân cư.

b) Biện pháp làm giảm tác hại

Tuỳ theo mức độ liên quan, Nhà thầu bảo trì sẽ phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tuân thủ các quy định về an toàn, sức khoẻ và môi trường của Chính phủ Việt Nam. Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp làm giảm tác hại về:

Giảm rủi ro ngoài hiện trường bảo trì cho công nhân và người dân

Nhà thầu phải lập ra các quy định về an toàn cho công tác bảo trì, bao gồm song không chỉ giới hạn ở; vị trí nhà máy (nhà máy bê tông nhựa, trạm trộn bê tông nhựa) cách các vị trí nhạy cảm (bệnh viện, lớp học v.v…), quy trình vận hành thiết bị, rào chắn an toàn, biển báo, mũ bảo hiểm, giày và quần áo bảo hộ cho công nhân, bộ đồ và quy trình sơ cứu, đào tạo an toàn cho công nhân.

LuËn v¨n Th¹c SÜ Ch¬ng 4

Giảm rủi ro về sức khoẻ do điều kiện sinh hoạt tại khu hiện trường và tác động tới cộng đồng dân cư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà thầu phải lập ra các quy tắc cho công nhân và các chương trình phổ biến thông tin về thực hành y tế và bệnh dễ lây; các buổi họp nâng cao nhận thức cho nhân sự, và tất cả mọi quy định đều phải bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Lợi ích kinh tế xã hội

Có thể xuất hiện một vài lợi ích kinh tế xã hội nhờ bảo trì tốt hơn. Bao gồm:

• Nâng cao cơ hội tiếp cận được các khu chợ và dịch vụ xã hội.

• Giảm chi phí giao thông.

• Giảm thời gian đi lại.

• Tăng độ an toàn và êm thuận.

• Tăng tính cơ động.

• Kích thích Phát triển Kinh tế Đa dạng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện bảo dưỡng sửa chữa đường phần 5 (Trang 43 - 47)