Chương trình Chất lượng thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện bảo dưỡng sửa chữa đường phần 5 (Trang 34 - 39)

Nhà thầu phải nộp một Chương trình chất lượng thực hiện trong vòng 28 ngày sau khi ký thoả thuận hợp đồng. Chương trình này sẽ bao gồm, song không chỉ giới hạn ở những mục sau.

4.2.8.1 - Kế hoạch đảm bảo chất lượng của Nhà thầu

Mục đích của kế hoạch đảm bảo chất lượng của Nhà thầu là nhằm lồng ghép các yêu cầu của hợp đồng với các yêu cầu đảm bảo chất lượng của Nhà thầu nhằm thực hiện các Dịch vụ.

Kế hoạch đảm bảo chất lượng của Nhà thầu trình bày các phương pháp và quy trình mà Nhà thầu sẽ áp dụng khi thực hiện Hợp đồng, bao gồm phương pháp mà nhà thầu sẽ:

(a) xác định các yêu cầu chất lượng cụ thể cho hợp đồng,

(b) lên kế hoạch và thực hiện công việc đáp ứng các yêu cầu này

(c) kiểm tra và/hoặc thí nghiệm công trình để đảm bảo tuân thủ đúng các yêu cầu chất lượng

(d) ghi lại và theo dõi các kết quả làm bằng chứng về mức độ đạt yêu cầu, và

(e) đảm bảo thực hiện các biện pháp kịp thời để sửa chữa những điểm chưa đạt yêu cầu.

Kế hoạch đảm bảo chất lượng của Nhà thầu phải trình bày rõ các hệ thống, quy trình và phương pháp sẽ được áp dụng để thực hiện và theo dõi việc đạt Mức độ phục vụ.

LuËn v¨n Th¹c SÜ Ch¬ng 4

4.2.8.2 - Kế hoạch quản lý sức khỏe và an toàn

Nếu được yêu cầu trong Điều kiện riêng (ĐKR) của Hợp đồng, chương trình chất lượng thực hiện phải bao gồm Kế hoạch quản lý sức khoẻ và an toàn.

Mục đích của Kế hoạch quản lý sức khoẻ và an toàn là nhằm nâng cao thái độ trách nhiệm về sức khoẻ nghề nghiệp, an toàn lao động và tuân thủ theo các điều khoản trong Bộ luật Lao Động của Việt Nam.

Do bản chất Dịch vụ, Nhà thầu đôi khi có thể gặp phải những tình huống nguy hiểm có thể liên quan tới rủi ro có mức độ nguy hại khác nhau đối với nhân sự hợp đồng và người dân.

Các tình huống phát sinh khi không thể loại bỏ hoặc cô lập những điểm nguy hiểm. Trong những tình huống như vậy, phải giảm thiểu các mối nguy hiểm bằng cách sử dụng các hệ thống bảo hộ trong kế hoạch (ví dụ: trang thiết bị, quần áo).

Kế hoạch quản lý sức khoẻ và an toàn phải luôn được nhân sự và thầu phụ của Nhà thầu chính tuân thủ chặt chẽ.

Kế hoạch quản lý sức khoẻ và an toàn, khi được thực hiện theo các yêu cầu kế hoạch, phải:

(a) Đảm bảo xác định một cách hệ thống các mối nguy hiểm hiện có và mới xuất hiện trên hiện trường

(b) Đảm bảo giảm thiểu các mối nguy hiểm lớn, tại những nơi không thể loại bỏ và cô lập

(c) Đảm bảo cung cấp và sử dụng các biện pháp phòng vệ phù hợp

(d) Bao gồm quy trình khẩn cấp để xử lý trường hợp tràn nước bất ngờ, ô nhiễm hoặc nguy hiểm trước mắt.

(e) Đảm bảo rà soát và đánh giá thường xuyên từng nguy hiểm xác định và theo dõi công nhân trước những nguy hiểm này

(f) Đảm bảo báo cáo và ghi lại các vụ mất an toàn ngoài hiện trường để có thể xử lý nhanh và thường xuyên các vấn đề về sức khỏe và an toàn. Một yêu cầu của Hợp đồng là bất kỳ một vụ việc nào đều phải được thông báo lên Giám đốc dự án.

Ngày thực hiện Chương trình sức khỏe và an toàn không được chậm quá hai mươi tám (28) ngày sau Ngày bắt đầu.

4.2.8.3 - Thủ tục khẩn cấp và kế hoạch dự phòng

Nếu được yêu cầu trong Điều kiện riêng (ĐKR), Chương trình chất lượng thực hiện phải bao gồm Thủ tục khẩn cấp và Kế hoạch dự phòng xác định vai trò, phương thức và quy trình thực hiện trong các trường hợp khẩn cấp cụ thể được định rõ trong các kế hoạch và kế hoạch khẩn cấp phải cho đóng đường. Thủ tục khẩn cấp và Kế hoạch dự phòng phải được Nhà thầu xây dựng và được thống nhất với Giám đốc Dự án và bên liên quan mà Giám đốc Dự án xác định được.

Mục đích của Thủ tục khẩn cấp và Kế hoạch dự phòng là nhằm đảm bảo an toàn cho nhân sự của nhà thầu và người tham gia giao thông trong những tình huống khẩn cấp và/hoặc khi đóng đường. Bao gồm:

(a) Hệ thống ghi chép sự kiện và thông tin liên lạc hiệu quả

(b) Tên, số điện thoại liên hệ và nghĩa vụ cụ thể của nhân sự bên nhà thầu được chỉ định để ứng phó với tình huống khẩn cấp

(c) Số điện thoại liên hệ của các bên liên quan khác cần được thông báo trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp ví dụ: cảnh sát

(d) Trình tự ứng phó chi tiết đối với các tình huống khẩn cấp (e) Các tuyến tránh trong trường hợp đóng đường

4.2.8.4 - Kế hoạch quản lý giao thông

Nếu được yêu cầu trong ĐKR, chương trình chất lượng thực hiện phải bao gồm Kế hoạch quản lý giao thông. Kế hoạch quản lý giao thông xác định phương thức quản lý giao thông ngoài hiện trường và phải do Nhà thầu lập, được thống nhất với Giám đốc dự án.

Mục đích của Kế hoạch quản lý giao thông là:

(a) xác định rõ và lập thành văn bản các trách nhiệm và dây chuyền mệnh lệnh trong việc lập, thực hiện và quản lý các biện pháp và hệ thống kiểm soát giao thông

(b) thiết lập các yêu cầu tối thiểu về kiểm soát giao thông tạm thời

(c) thiết lập các tiêu chuẩn hình học, trắc ngang và mặt đường cho các công trình tạm

(d) cung cấp vuốt nuối phù hợp và cho phép lưu thông phương tiện an toàn và hiệu quả khi ra vào khu vực hiện trường

(e) phòng hộ cho nhân sự của nhà thầu tại mọi thời điểm

LuËn v¨n Th¹c SÜ Ch¬ng 4

(g) đáp ứng các yêu cầu về khai thác tuyến đường Kế hoạch quản lý giao thông phải bao gồm ít nhất như sau:

• Quy trình bằng văn bản về lập, đánh giá và phê duyệt Kế hoạch quản lý giao thông

• Hệ thống kiểm soát và theo dõi văn bản để đảm bảo rằng chỉ lưu hành bản Kế hoạch quản lý giao thông mới nhất

• Chi tiết liên hệ đối với Nhà thầu, Người uỷ nhiệm, dịch vụ khẩn cấp và các bên liên quan khác

• Sơ đồ bố trí mặt bằng, thông báo phương pháp v.v. về thực hiện kiểm soát giao thông trong khi thực hiện từng khía cạnh của Dịch vụ (bao gồm các sơ đồ bố trí mặt bằng hiện trường và thông báo phương pháp nếu như Dịch vụ yêu cầu các biện pháp kiểm soát giao thông ngoài các bộ tiêu chuẩn).

4.2.8.5 - Thu thập số liệu và Cập nhật cơ sở dữ liệu của Cơ quan quản lý đường bộ

Cơ quan quản lý đường bộ hiện đang khai thác các dữ liệu sau đây liên quan tới các tài sản được bảo trì trong hợp đồng này, dưới dạng file điện tử hoặc trên giấy.

(a) số liệu phân loại và đếm xe (b) số liệu độ gồ ghề mặt đường (c) số liệu cường độ mặt đường

Ngoài ra, các số liệu sau đây cũng sẽ được thu thập:

(a) xe quá tải có thể gây xuống cấp lớn cho mặt đường và làm giảm đáng kể tuổi thọ của mặt đường; gây ảnh hưởng lớn đến hợp đồng chất lượng thực hiện. Để có thể cung cấp cho Cục ĐBVN những số liệu theo dõi phạm vi và mức độ xe quá tải, hàng năm nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát tải trọng trục, trong thời gian 24 giờ. Thời gian và địa điểm chính xác sẽ được thống nhất với Giám đốc dự án trước khi tiến hành khảo sát.

(b) quay video mạng lưới cũng sẽ được thực hiện hàng năm để cung cấp cho Cục ĐBVN hồ sơ cập nhật về tài sản đường bộ. Thời gian và địa điểm chính xác sẽ được thống nhất với Giám đốc dự án trước khi khảo sát.

Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết để đảm bảo dữ liệu này luôn chính xác, cập nhật và hoàn chỉnh phù hợp cho các đối tượng dự kiến sử dụng.

Nhà thầu sẽ phải cung cấp bản điện tử và bản giấy chứa thông tin cho Cục Đường bộ Việt Nam, và Giám đốc Dự án, như được yêu cầu.

Thời gian và tần suất cập nhật sẽ là:

(a) hàng tháng đối với các dữ liệu phân loại và đếm xe; bằng biểu mẫu chuẩn của Cục ĐBVN vào các ngày 5, 6 và 7 hàng tháng, và đếm trong 15 tiếng từ 5:00 sáng đến 9:00 tối trong 2 ngày đầu tháng và cho 24 tiếng liên tục trong ngày thứ 3

(b) hai tháng sau khi bắt đầu hợp đồng và sau đó là hàng năm, đối với số liệu độ gồ ghề mặt đường, cường độ mặt đường và tải trọng trục.

(c) vào tháng thứ 11 của hợp đồng và sau đó là hàng năm.

Nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, độ chính xác và sự hoàn chỉnh của tất cả các số liệu. Một số công việc thu thập và phân tích số liệu có thể sẽ được giao thầu phụ cho một công ty có kinh nghiệm và chuyên môn. Khảo sát tải trọng trục cũng có thể được giao cho thầu phụ, hoặc nhà thầu có thể mua thiết bị cho riêng mình và đào tạo nhân sự của mình để sử dụng. Cho dù cách nào đi nữa, thì các chi phí đi kèm theo phải được đưa vào phí cố định hàng tháng cho công tác bảo dưỡng dựa trên chất lượng.

4.2.8.6 - Báo cáo bàn giao

Ngay trước khi hoàn thành hợp đồng, Nhà thầu phải lập Báo cáo bàn giao. Mục đích của Báo cáo bàn giao là nhằm tạo ra sự chuyển tiếp nhịp nhàng sang hợp đồng sau và đảm bảo rằng nhà thầu tiếp theo nắm bắt được những vấn đề còn tồn đọng. Báo cáo này sẽ:

(a) Tổng hợp những vấn đề còn chưa giải quyết;

(b) Đưa vào bộ số liệu hoàn chỉnh mới nhất về các tuyến đường trong hợp đồng, và

(c) Cung cấp những thông tin chi tiết sau:

(i) Danh mục những hư hỏng tồn đọng và trách nhiệm,

(ii) Bất kỳ vấn đề nào còn chưa được giải quyết đặc biệt là những vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới Nhà thầu kế tiếp,

(iii) Thông tin chi tiết về những vấn đề nhạy cảm,

LuËn v¨n Th¹c SÜ Ch¬ng 4

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ về Hợp đồng trên cơ sở chất lượng thực hiện bảo dưỡng sửa chữa đường phần 5 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w