Nâng cao hiệu quả quản lý thông qua tăng cƣờng tới mức cao nhất tuân thủ tự nguyện của DN, ngành Hải quan cần quản lý theo hƣớng tạo điều kiện thuận lợi cho những DN muốn tuân thủ và áp dụng cƣỡng chế thích đáng đối với những DN không tuân thủ.
Công tác tuyên truyền
Việc tác động và thay đổi các quy tắc của xã hội và cá nhân thông qua tuyên truyền một cách thƣờng xuyên và liên tục bằng nhiều hình thức là một hoạt động đƣợc ƣu tiên hàng đầu nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của DN. Thông qua báo, đài, cơ quan nhà nƣớctuyên truyền các nội dung về ý thức chấp hành pháp luật về thuế của DN, tuyên dƣơng những DN chấp hành tốt và lên án mạnh mẽ những hành vi không tuân thủ.
Điều chỉnh m c xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Chính phủ nên điều chỉnh tăng mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với các hành vi:
Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn với mức phạt từ 10%-20% trên số tiền thuế khai sai (theo quy định tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ) là thấp không đủ tính răn đe. Với mức phạt này nhiều DN nếu nhƣ không có tinh thần thuế tốt họ sẵn sàng cố tình khai sai để né tránh thuế và một khi họ không đƣợc thanh tra, kiểm tra thuế phát hiện thì hiển nhiên họ không phải nộp số thuế này. Nhƣ đã phân tích ở phần trên, thật khó mà phân định rạch ròi giữa hành vi tránh thuế và hành vi trốn thuế. Vì vậy, các quy định về quản lý thuế cần phải điều chỉnh tăng mức xử phạt trong các trƣờng hợp này cho phù hợp hơn.
Quản lý thuế theo các cấp độ tuân thủ
Triển khai công tác, chƣơng trình đánh giá tuân thủ, quản lý tuân thủ đối với các đối tƣợng, ngƣời khai hải quan trong hoạt động nhập khẩu; đồng thời công khai tiêu chí đánh giá tuân thủ DN, tuyên truyền, hỗ trợ, khuyến khích DN tự nguyện tuân thủ pháp luật và tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Thực hiện quản lý theo các cấp độ tuân thủ thuế của DN dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thƣờng xuyên những nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ của DN, kịp thời đề xuất biện các pháp xử lý phù hợp để giảm thiểu số lƣợng DN không tuân thủ, cụ thể:
+ Nếu DN “sẵn sàng tuân thủ” thì biện pháp quản lý sẽ là “tạo điều kiện thuận lợi” để DN tuân thủ.
+ Nếu DN “cố gắng tuân thủ nhƣng không phải lúc nào cũng thành công” thì biện pháp quản lý sẽ là “hỗ trợ” để DN tuân thủ.
+ Nếu DN “không muốn tuân thủ nhƣng sẽ tuân thủ nếu cơ quan quản lý quan tâm” thì biện pháp quản lý sẽ là “ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm” để DN tuân thủ.
+ Nếu DN “quyết tâm không tuân thủ” thì biện pháp quản lý sẽ là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để bắt buộc DN tuân thủ.
Nguồn: Valerie Braithwaite (2001)
Hình 3.1: Mô hình các cấpđộ tuân thủ
Phân loại doanh nghiệp để quản lý
Thực hiện việc áp dụng các hình thức quản lý phù hợp dựa trên các đặc điểm về DN nhƣ quy mô, thời gian hoạt động và ngành nghề kinh doanh; xây dựng kế
hoạch thanh tra, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm và đƣợc áp dụng khác nhau đối với từng nhóm đối tƣợng.
Tăng cường đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng đạo đ c cho đội ngũ công ch c th c thi
Trƣờng Hải quan Việt Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung chƣơng trình đào tạo, để có đƣợc đội ngũ công chức hải quan tinh thông về nghiệp vụ, giỏi các kỹ năng, đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, Trƣờng cũng cần liên tục cập nhật các văn bản qui phạm pháp luật, các thông tin, tình huống thực tế và biên soạn tài liệu, tham mƣu Tổng cục Hải quan tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho công chức, đặc biệt các nội dung có liên quan đến kế toán, kiểm toán của DN.
Ngoài ra, ngành Hải quan cũng cần xem xét đến chế độ đãi ngộ. Đối với mỗi công chức, họ sẽ ý thức tốt và phục vụ một cách chuẩn mực nhất chỉ khi đƣợc đƣợc đãi ngộ xứng đángvới năng lực bản thân họ.