Kiến nghị về hệ thống pháp luật chung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu Trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 55)

Kể từ khi Thông tƣ 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực (ngày 01/4/2015), công tác quản lý của cơ quan Hải quan đối với loại hình nhập sản xuất hàng xuất khẩu và GC với thƣơng nhân nƣớc ngoài có những thay đổi lớn theo hƣớng tạo nhiều thông thoáng cho DN. Bên cạnh những hiệu quả đạt đƣợc, việc triển khai quản lý theo quy định mới vẫn còn bộc lộ một số hạn chế mà cơ quan Hải quan cần phải khắc phụcđể tăng cƣờng tính tuân thủ của DN về mặt pháp lý, cụ thể:

Thứ nhất, cần bổ sung mẫu biểu báo cáo trong BCQT tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu sao cho trong báo cáo phải thể hiện đƣợc thông tin: Từng mã sản phẩm xuất khẩu đã sử dụng những loại nguyên liệu nào và với số lƣợng nguyên liệu tiêu dùng cụ thể. Khi đó, thông quan mẫu biểu này, cơ quan hải quan sẽ gián tiếp kiểm tra đƣợc thông tin về định mức sử dụng nguyên liệu mà không cần DN nộp báo cáo định mức. Từ đó, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra đƣợc số lƣợng nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu sử dụng cho các sản phẩm

GC xuất khẩu và có cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro đối mới định mức sử dụng nguyên liệu đối với các sản phẩm GC.

Mặt khác, cần thống nhất mẫu biểu BCQT theo cả 2 đơn vị tính là số lƣợng và giá trị đối với nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu. Bởi vì, chỉ thông qua chỉ tiêu báo cáo về số lƣợng cơ quan hải quan mới đánh giá và phân tích đƣợc tình hình sử dụng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho hợp đồng GC.

Thứ hai, cần thống nhất 01 cách xác định tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tƣ là tỷ lệ hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất. Vì theo cách này đã phản ánh đúng bản chất của sản xuất là tỷ lệ hao hụt không thể lớn hơn tổng lƣợng nguyên liệu cho sản xuất, khi đó cả DN và cơ quan hải quan sẽ dễ dàng hơn trong cách xây dựng và kiểm tra về chỉ tiêu này. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá việc sử dụng nguyên liệu đúng mục đích và đúng quy định sản xuất sản phẩm GC, nhằm ngăn ngừa tình trạng gian lận trong định mức sử dụng nguyên liệu và tỷ lệ hao hụt để trốn thuế khi thực hiện hợp đồng GC.

3.2.3. Kiến nghị các giải pháp nâng cao mức độ tuân thủ thuếcủa doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan Đồng Tháp

3.2.3.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật hải quan cho ngƣời khai hải quan

Hầu hết các sai phạm trong quá trình kiểm tra đối với loại hình GCXK, NSXXK đều không phải do DN cố tình mà là thiếu hiểu biết các quy định về pháp luật hải quan. Do vậy, với mục tiêu là khuyến khích tuân thủ tự nguyện thông qua hình thức tuyên truyền thì cơ quan Hải quan cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

+ Niêm yết công khai, kịp thời cung cấp thông tin pháp luật về hải quan cho DN một cách đầy đủ nhằm giúp cho DN kịp thời nắm bắt các quy định của pháp luật, tạo điều kiện để DN tự nguyện chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.

+ Tổ chức các hội nghị tập huấn để kịp thời giới thiệu các văn bản mới ban hành và có tính chất quan trọng để DN hiểu rõ nội dung thực hiện hoặc bằng hình thức hội thảo để DN đƣợc nêu ra những ý kiến vƣớng mắc để đƣợc Cục Hải quan tháo gỡ trong thẩm quyền hoặc báo cáo xin ý kiến của cấp trên trong trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền giải quyết. Thúc đẩy mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa cơ quan Hải quan và DN để trao đổi thông tin, hỗ trợ DN tuân thủ đúng qui định của pháp luật và thông quan hàng hóa nhanh chóng.

+ Hƣớng dẫn DN tự nguyện tuân thủ để đƣợc hƣởng các ƣu đãi trong quá trình làm thủ tục do cơ quan Hải quan quản lý theo cơ chế rủi ro, DN càng điều chỉnh tới lui nhiều lần hoặc khai báo sai thì sẽ bị phân hạng là DN rủi ro, sẽ bị điều chỉnh phân luồng tờ khai ở mức độ phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, kéo dài thời gian thông quan lô hàng. Với biện pháp này, cơ quan Hải quan cũng cần công khai rộng rãi thông tin DN chấp hành và DN vi phạm lên Cổng thông tin điện tử để tuyên dƣơng các DN tuân thủvà ngƣợc lại mang tính răn đe đối với các DN còn chƣa tuân thủ, thông qua đó DN có thể đánh giá uy tín của mình so với các DN khác và phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa tính tuân thủ.

3.2.3.2. Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ công chức hải quan

Để vừa cómôi trƣờng kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của DN trong khi đặc thù của loại hình GCXK, NSXXK là trãi qua nhiều giai đoạn, thời gian kéo dài và đƣợc miễn thuế nên cũng cần thiết cósự quản lý chặt chẽ của cơ quan Hải quan; việc tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức tại Cục HQĐTthực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hàng GCXK, NSXXK là rất cần thiết. Mục tiêu của việc đào tạo là mỗi công chức hải quan phải tinh thông, có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng nƣớc láng giềng Campuchia, phẩm chất đạo đức tốt và tận tụy.

Thay đổi nhận th c từ vị thế “người quản lý” sang tư thế “người đồng hành, phục vụ”

Công chức Cục HQĐT cần thay đổi nhận thức của mình để ứng xử một cách phù hợp với DN, chuyển đổi vị thế từ “ngƣời quản lý” sang “ngƣời đồng hành, phục vụ”, xem DN mà cụ thể hơn là ngƣời khai hải quanlà khách hàng để phục vụ. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để đo lƣờng mức độ hài lòng của DN đối với cơ quan hải quanvà cũng góp phần quan trọng nhằm nâng cao tính tự nguyện tuân thủ của DN song song với biện pháp tuyên truyền.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công ch c

Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, nâng cao mức độ tuân thủ của DN; cơ quan Hải quan phải đào tạo đƣợc đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn tốt thông qua việcthƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho theo từng bộ phận, vị trí để đáp ứng yêu cầu quản lý theo chức năng. Đặc biệt cần đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra BCQT và kế toán thuế của DN. Hàng năm, tổ chức cuộc thi công chức có kiến thức chuyên môn tốt, tìm ra những nhân tố tích cực để định hƣớng tiếp tục đào tạo và cân nhắc việc đề bạt.Khuyến khích và quan tâm đến những cán bộ có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tiếng Anh, tiếng Khơ-me và khả năng sử dụng các công nghệ tin học.

Nâng cao hiệu quả công tác bố trí, điều động cán bộ

Theo qui định của Ngành, thời gian luân chuyển đối với công chức hải quan là từ 3-5 năm để ngăn chặn tình trạng tiêu cực có thể phát sinh trong môi trƣờng làm việc thƣờng xuyên tiếp xúc với tiền-hàng. Tuy đây là một giải pháp đƣợc áp dụng thƣờng xuyên nhƣng chính điều này cũng làm nảy sinh hạn chế trong việc đào tạo công chức một cách chuyên sâu, gây ra nhiều bất cập, lãng phí trong công tác đào tạo và tác động hiệu quả công tác. Hạn chế đó là những kinh nghiệm chuyên môn tích lũy đƣợc, những kiến thức đƣợc đào tạo chuyên sâu trong quá trình công tác của công chức tại bộ phận nào đó đôi khi sẽ không đƣợc sử dụng vì đã chuyển sang bộ phận khác làm chuyên môn khác. Để khắc phục hạn chế này, Cục HQĐT nên có giải pháp điều động cán bộ trong thời gian tới theo hƣớng hạn chế luân chuyển trong cùng đơn vị (chỉ luận chuyển giữa các bộ phận chức năng) mà sẽ

chuyển sang luân chuyển khác đơn vị và tiếp tục thực hiện công việc theo hƣớng đã đƣợc đào tạo chuyên sâu.

3.2.3.3. Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro là công cụ then chốt giúp cơ quan hải quan đáp ứng tốt những yêu cầu của môi trƣờng thƣơng mại quốc tế, theo đó cơ quan hải quan áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung phân tích, đánh giá và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực, đối tƣợng có nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan. Trong thời gian quan, để phục vụ mục tiêu thông quan nhanh chóng hàng hóa mà không để lọt hành vi vi phạm của DN, Cục HQĐTluôn quan tâm đến công tác quản lý rủi ro, coi đây là một bƣớc thực sự quan trọng trong việc xử lý nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.

Thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro, thông tin khai báo của DN sẽ đƣợc phân tích dựa trên các dữ liệu đã thu thập đƣợc và tờ khai sẽ đƣợc phân luồng tự động một cách bài bản, thời gian thông quan tờ khai của DN khai báo dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào mức độ chấp hành pháp luật của DN và thông tin mà DN cung cấp.

Để phục vụ tốt mục tiêu thông quan nhanh chóng hàng hóa mà không để lọt hành vi vi phạm của DN và giảm tỷ lệ tờ khai luồng đỏ từ 10% hiện nay xuống còn 7% đến năm 2020, CHQĐT cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản lý rủi ro nhằm gắn trách nhiệm của từng cấp với công việc cụ thể họ phải đảm trách, nhất là trong khâu thu thập, truyền, nhận thông tin.

+ Xây dựng phƣơng pháp tính toán, thang điểm tiêu thức rủi ro trong hệ thống cơ sở dữ liệu để có kết quả sát thực tế nhất. Đồng bộ dữ liệu giữa chƣơng trình quản lý rủi ro với các chƣơng trình đa chức năng hiện đang triển khai.

+ Thƣờng xuyên cập nhật thông tin của DN (thông qua phiếu cung cấp thông tin định kỳ hàng năm) vào các chƣơng trình chức năng để hệ thống tự đánh giá, phân loại DN. Khuyến khích, hƣớng dẫn DN tự nguyện tuân thủ để đƣợc hƣởng các ƣu tiêntrong quá trình làm thủ tục do cơ quan Hải quan quản lý theo cơ chế rủi ro.

Ngoài ra, Ban Lãnh đạo Cục cần thiết phải chỉ đạo sát saoviệc thu thập, phân tích thông tin các DN chiếm tỷ trọng lớn về kim ngạch, số tiền thuế, mặt hàng rủi ro cao trên phạm vi toàn quốc để đánh giá tuân thủ pháp luật của DN theo hƣớng quản lỷ rủi ro.

3.2.3.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thông quan

Đẩy mạnhhoạt động KTSTQ, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm do nhu cầu thông quan nhanh chóng hàng hóa mà vẫn đảm bảo chặt chẽ thủ tục, không để trót lọt hành vi vi phạm của DN.

Cập nhật đầy đủ thông tin, phân loại DN theo mức độ tuân thủ và theo tiêu chí về đặc điểm DN và đặc điểm ngành hàng kinh doanh (theo loại hình DN, qui mô hoạt động của DN, thời gian hoạt động, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, mặt hàng có rủi ro cao, thuế suất cao...) để định hƣớng và phục vụ tốt cho công tác KTSTQ theo chuyên đề. Nâng cao năng lực của công chức trong hoạt động thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin. Ngoài ra, còn cần thiết phải có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cụcđể thực hiện nhiệm vụ KTSTQ.

Ứng dụng công nghệ thông tin và phƣơng pháp quản lý rủi ro, hệ thống thông tin phục vụ cho KTSTQ phải đƣợc cập nhật đầy đủ và chia sẻ kịp thời theo từng phân cấp.

Thƣờng xuyên cập nhật kiến thức quy trình nghiệp vụ KTSTQ và đào tạokỹ năng KTSTQ cho đội ngũ công chức để đáp ứng yêu cầu công tác KTSTQ. Bố trí, phân công công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về tất cả các lĩnh vực làm công tác KTSTQ vì hoạt động KTSTQ đòi hỏi những hiểu biết sâu thì mới có thể bao quát và phát hiện đƣợc những sai phạm (nếu có) của DN. Chú trọng việc tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức hải quan theo hƣớng chuyên sâu, đặc biệt là kiến thức về tài chính, kế toán.

3.2.3.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành

Cục HQĐTcần chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành nhƣ Cục Thuế, Sở Công thƣơng, Ban Quản ý khu kinh tế.... Linh hoạt

trong việc cung cấp, trao đổi thông tin lẫn nhau bằng các phƣơng thức nhƣ thƣ điện tử, văn bản và trao đổi trực tiếp; thƣờng xuyên có sơ kết đánh giá kết quả hoạt động giữa các bên phối hợp, kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc phát sinh; lấy DN làm trọng tâm phục vụ để hợp tácthực hiện có hiệu quả.

Kết luận Chƣơng 3: Dựa trên kết quả phân tích ở Chƣơng 2, trong Chƣơng 3 tác giả đã khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuếcủa DN hoạt động GCXK, NSXXK; bao gồm các giải pháp về điều chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ DN; đào tạo, nâng cao năng lực công chức hải quan; tăng cƣờng hoạt động quản lý rủi ro, tăng cƣờng công tác KTSTQ và phối hợp thực hiện với các đơn vị trong, ngoài ngành. Tất cả các giải pháp này đều xuất phát từ kết quả nghiên cứu khảo sát và phân tích thực trạng tình hình quản lý hoạt động GC, sản xuất xuất khẩu của các DN làm thủ tục tại Cục HQĐT.

Hạn chế của đề tài:

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, đề tài vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định do khảo sát chỉ thực hiện đối với các đối tƣợng có liên quan tại Cục HQĐT nên tính đại diện sẽ không cao, không bao quát đƣợc mức độ tuân thủ thuếcủa các DN hoạt động GC, SXXK trên phạm vi cả nƣớc. Đây là hƣớng nghiên cứu có thể xem xét, thực hiện trong thời gian tới để có thể áp dụng rộng rãi hơn.

KẾT LUẬN

Dựa trên khung lý thuyết về các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của DN, luận văn đã tiến hành khảo sát và lấy ý kiến của công chức hải quan và DN để đo lƣờng mức độ tác động của các nhóm yếu tố gồm: Yếu tố về đặc điểm DN, yếu tố về xã hội và yếu tố về các qui định của pháp luật đối với hành vi tuân thủ thuếcủa DN. Từ đó, luận văn đã khuyến nghị một số nội dung nhằm tăng cƣờng sự tuân thủ thuế của các DN hoạt động GCXK, NSXXK tại Cục HQĐT. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các giải pháp về hoạt động tuyên tuyền, hỗ trợ ngƣời khai hải quan và đào tạo, bố trí hợp lý vị trí công chức. Với những giải pháp này, tác giả mong đóng góp ý nghĩa thực tiễn vào việc hoàn thiện quản lý hoạt động GCXK, NSXXK tại Cục HQĐT.

Những giải pháp trên sẽ thực sự có hiệu quả khi có sự đồng lòng, chung sức thực hiện một các đồng bộ từ cấp Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Đồng Tháp và đặc biệt là sự hợp tác của DN.

Do kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế, nên luận văn vẫn sẽ có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quí báu của quí Thầy, Cô và bạn bè, đồng nghiệp để tác giả có thể hoàn thành nội dung nghiên cứu một cách đầy đủ và có thể ứng dụng trong thực tiễn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động gia công xuất khẩu, nhập sản xuất xuất khẩu Trường hợp Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)