2. 1 Cơ sở lý thuyết về quy mô chính phủ
2.3.2. Một số các nghiên cứu thực nghiệm
Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế có liên quan đến chi tiêu chính phủ từ những năm 1980. Kormendi & Meguire (1985), Aschauer (1989), Barro (1990) … nghiên cứu tổng chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế và năng
suất xã hội. Các nghiên cứu này phân loại chi tiêu công thành chi tiêu tiêu dùng công và đầu tư công. Trong khi đó, Easterly & Rebelo (1993), Devarajan et al. (1996) phân loại chi tiết hơn các chi tiêu công và ảnh hưởng của chúng đối với tăng trưởng kinh tế. “Các nghiên cứu trước năm 1992 sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy sử dụng số liệu chéo đơn giản và các phương pháp kiểm định thống kê để xét vai trò chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinhtế.
Điển hình là các nghiên cứu của Kormendi & Meguire (1985) và Barro (1991)
sử dụng mẫu gồm nhiều quốc gia trên thế giới. Các biến kiểm soát trong mô hình thực nghiệm của các nghiên cứu này là vốn con người, mức GDP ban đầu… vốn được chọn dựa trên các lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển; cùng các biến số dựa trên dự đoán có tác
động đến tăng trưởng kinh tế như lạm phát, tỷ trọng xuất khẩu trên GDP, tỷ trọng đầu tư trên GDP, tiêu dùng chính phủ và các biến phản ánh thể chế kinh tế, chính trị trong nước, pháp luật bảo vệ quyền sở hữu… Kết quả của Kormendi & Meguire (1985) cho
thấy tiêu dùng chính phủ không có tác động đáng kể, trong khi Barro (1991) cho thấy tiêu dùng chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.”Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác tính toán sự đóng góp riêng lẻ của nhân tố vốn, lao động và nhân tố tổng hợp gọi là kế toán tăng trưởng (Growth Accounting), được đề xuất bởi Solow (1957). Thực hiện phân tích kế toán tăng trưởng kinh tế giúp xác định được vai trò của các nhân tố trong tăng trưởng.“
Nhìn chung rất khó đánh giá kết quả nghiên cứu nào đáng tín cậy vì các tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau, mẫu khác nhau cả về thời gian lẫn thành phần các quốc gia. Ngoài ra số liệu ở nhiều nước cũng thiếu và không nhất quán. Việc thiếu khung cơ sở nhất quán trong phân tích thực nghiệm khiến việc so sánh kết quả các nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Các nhà kinh tế gần đây chuyển sang phân
tích mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế, thay vì chỉ xét mối quan hệ giữa tổng chi tiêu công và tăng trưởng. Trong các thuật ngữ ngân sách chính phủ, chi ngân sách thường gồm 3 mục lớn: chi đầu tư phát triển, chi thường
xuyên và các khoản chi khác (chi trả nợ, chi khác). Trong đó, chi đầu tư phát triển là các khoản chi nhằm cải thiện năng lực sản xuất cho nền kinh tế, có tác động dài hạn tới tăng trưởng kinh tế. Chi thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước và cũng là các khoản chi hàngnăm.
Chính sách tài khoá bao gồm hai yếu tố chính là việc thu cho ngân sách và chi
tiêu chính phủ thực chất liên quan đến nhiều loại chi tiêu khác nhau như chi cho quốc phòng, giáo dục, y tế, giao thông vận tải, tiêu dùng chính phủ…, và mỗi loại chi tiêu có thể có tác động khác nhau đối với tăng trưởng. Do đó các nghiên cứu như Devarajan et
al. (1996), Chen (2006) và Ghosh & Gregorious (2008) đã mở rộng mô hình của Barro (1990) để xét tác động của các thành phần chi tiêu chính phủ khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế. Kỹ thuật chủ yếu được sử dụng là gán các hệ số co dãn khác nhau cho từng thành phần chi tiêucông khác nhau nhằm xác định quy mô và cấu trúc tối ưu của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, khả năng tác động của mức phân cấp tài khoá đối với tăng trưởng kinh tế ở một số các nước đang phát triển cũng được nghiên cứu khá nhiều. Hàng loạt các phân tích thực nghiệm như Davoodi et al. (1995), Zhang & Zhou (1998), Lin & Liu (2000) sử dụng các thước đo phân cấp tài khoá khác nhau. Các kết quả thu được cũng không thống nhất. Lin & Liu (2000) chỉ ra rằng sự phân cấp tài khoá có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, các nghiên cứu của Zhang & Zhou (1998), Davoodi et al. (1998) đã cho thấy sự phân cấp tài khoá làm chậm tốc độ tăng trưởng lần lượt tại Trung Quốc và Mỹ. Trái lại, Woller & Phillips (1998) lại
không tìm thấy mối liên hệ nào giữa hai yếu tố này sử dụng mẫu các quốc gia đang
phát triển.
Nghiên cứu đối với Việt Nam của Phạm (2008) dựa trên các mô hình của Barro (1990) và Devarajan et al. (1996) nhằm xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu công và tăng trưởngkinh tế trong giai đoạn 2001-2005. Kết quả cho thấy các khoản chi tiêu cho các lĩnh vực khác nhau có hiệu quả khác nhau. Các khoản chi cho đầu tư có hiệu quả
tích cực hơn các khoản chi thường xuyên với một số ngành nông lâm thuỷ sản, giáo dục, y tế; và có chiều hướng ngược lại với ngành giao thông vận tải. Các tác giả cho rằng kết quả nghiên cứu có hàm ý chuyển dịch cơ cấu chi tiêu giữa các ngành cũng như giữa chi thường xuyên và đầu tư có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Ở tầm vóc nhỏ hơn là nghiên cứu của Đặng và Bùi (2014) xét ảnh hưởng dài và ngắn hạn của chi tiêu công và tổng sản lượng GDP tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam từ 1990 - 2012, sử dụng mô hình hồi quy đồng tích hợp và mô hình ECM. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra chi thường xuyên không giúp tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, nhưng có tác động tích cực trong ngắn hạn. Tiếp theo, chi đầu tư phát triển có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn và dài hạn, với hiệu ứng trong dài hạn cao hơn ngắn hạn. Ngoài ra, tổng chi tiêu chính phủ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, trong khi đầu tư tư nhân có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn và dàihạn.
Một số nghiên cứu như Bohl (1996) áp dụng kiểm định đồng liên kết và nhân quả Granger đã ủng hộ Wagner đối với các quốc gia Mỹ và Canada. Trong khi đó Ghali (1998) cũng sử dụng kỹ thuật đồng liên kết cho mẫu 10 nước trong khối OECD cho thấy quy mô chi tiêu công có quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2011) sử dụng dữ liệu chuỗi cho Việt Nam từ 1990-2010 sử dụng mô hình VAR để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố này. Kết quả cho thấy chi tiêu chính phủ có vai trò tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, do đó ủng hộ quan điểm của Keynes hơn là địnhluật Wagner. Đồng thời nghiên cứu cũng không tìm thấy mối quan hệ nhân quả giữa chi ngân sách và đầu tư tư nhân.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương2 đã khái lược một số mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm khái quát hóa các yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, chương này cũng đưa ra các cơ sở lý thuyết cũng như các mô hình lý thuyết về sự tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế. Phần cuối cùng của chương, là đánh giá các công trình
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiêncứu
Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy với dữ liệu bảng để đánh giá tác động của quy mô chính phủđến tăng trưởng kinh tế bao gồm mô hình hồi quy gộp (Pooled Ordinary
Least Squared), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model). Đồng thời sử dụng các kiểm định có liên quan để tìm ra ước lượng tốt nhất thể hiện tác động của việc thu, chi ngân sách đến tăng trưởng kinh tế như kiểm định tham số đồng thời, kiểm định Hausman và kiểm định nhân tử
Larrange.
Bên cạnh ước lượng mô hình với đầy đủ các biến kiểm soát để hạn chế tối đa hiện tượng nội sinh, tác giả còn sử dụng kỹ thuật thêm lần lượt từng biến kiểm soát vào mô hình và bỏ lần lượt từng biến kiểm soát khỏi mô hình với hai nguyên nhân. Thứ nhất, bằng kỹ thuật này kết quả nghiên cứu sẽ tối đa hóa được các số quan sát và cải thiện phần nào tình hiệu quả của mô hình. Thứ hai, các kết quả ước lượng được sẽ cung cấp nhiều bằng chứng hơn về tác động ổn định của những biến có ý nghĩa thống kê và qua đó cũng kiểm tra được tính bền vững của các ước lượng trong nghiên cứu.