Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Trang 33 - 37)

2. 1 Cơ sở lý thuyết về quy mô chính phủ

3.2.Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở mô hình tăng trưởng nội sinh được trình bày ở chương 1, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết cho bài nghiên cứu bao gồm các biến sau: tăng trưởng kinh tế, quy mô chính phủ và các biến kiểm soát. Kế thừa các nghiên cứu của Su & Bui (2014; 2016) và Afonso & Furceri (2010), tác giả cũng sử dụng yếu tố thu và chi ngân sách để đại diện cho quy mô của chính phủ trong nghiên cứu. Mặc dù tác giả chỉ tập trung xem xét tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế nhưng nếu mô hình nghiên cứu chỉ sử dụng mô hình đơn biến (univariate) thì hiện tượng nội sinh do thiếu biến quan trọng có thể xảy ra, dẫn đến kết quả nghiên cứu phản ánh

không đúng tác động thật của quy mô chính phủ đến tăngtrưởng kinh tế. Do đó, tác giả sử dụng một số các yếu tố khác được chứng minh là có tác động đến tăng trưởng kinh tế để kiểm soát cho hiện tương nội sinh bao gồm: vốn con người (human capital), tốc độ tăng trưởng dân số, độ mở của nền kinh tế (Leamer, 1983; Levin & Renelt, 1992; Ramey & Ramey, 1995; Rodrick, 1998; Su & Bui, 2014; Su & Bui 2016).

Trong bài nghiên cứu này, ngoài các biến tăng trưởng kinh tế, quy mô chính phủ, tác giả đưa thêm các biến độ mở thương mại, tốc độ phát triển dân số, chỉ số vốn con người vào mô hình vì: thứ nhất, với xu hướng toàn cầu hóa bên cạnh đó với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN đã thúc đẩy các nước tích cực trao đổi thương mại với nhau chính vì vậy độ mở thương mại được đưa vào mô hình nghiên cứu của tác giả. Thứ hai, khu vực Đông Nam Á là khu vực có lực lượng lao động trẻ với tốc độ tăng dân số luôn ở mức cao qua từng năm. Cuối cùng, có nhiều công trình thực nghiệm cũng đã phát hiện độ mở thương mại, tốc độ tăng dân số và chỉ số vốn con người có quan hệ mật thiết đến tăng trưởng kinh tế.

Cụ thể, Leamer (1983) chỉ ra rằngvốn con người và tăng trưởng dân số có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các bằng chứng này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Levin & Renelt (1992). Bên cạnh đó, Rodrick (1998) cũng đưa ra bằng chứng cho thấyđộ mở của nền kinh tế cũng có tác động đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Ngoài ra, độ ổn định của một nền kinh tế cũng được chứng minh là có tác động đến tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu của Ramey & Ramey (1995). Do đó, việc

xem xét tác động của các biến này trong nghiên cứu là không thể thiếu nhằm kiểm soát tối đa hiện tượng nội sinh. Từ đó, mô hình nghiên cứu xem xét tác động của quy mô chính phủ được đại diện bằng thu và chi ngân sách đến tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng phương trình tăng trưởng códạng:

Growthi;t = α1t + β1goversizei;t + ∂1σigovsizei ;t + ϑ1Xi;t + εi;t

Trong đó:

Govsizei;t : bao gồm tập hợp các biến thu, chi tổng quát của chính phủ dưới dạng tỷ lệ phần trăm của GDP.

Σgovsize: là các biến số biến động thu, chi.

X: tập hợp các biến kiểm soát được lựa chọn theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm Levine và Renelt (1992), Barro (1996). Đây được xem là những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ tăng trưởng dân số - PopulationGrowth: Theo Bloom & Canning (2003)

là một trong số các nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, thậm chí tiềm tàng đưa quốc gia đó rơi vào bẫy nghèo.

Chỉ số HDI - HumanCaptital : (Số năm đi học trung bình số trên 25 tuổi trong tổng dân số). Theo Bridsall et al. (1999) phát hiện đối với quốc gia giàu có nếu tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học và trung học tăng 1.4% thì trong 25 năm sau, có một sự khác biệt lên đến 40% trong GDP bình quân đầu người. Ngoài ra, nghiên cứu của Benhabib & Spiegel (1994) và Lucas (1998) cho rằng nguồn nhân lực không tác động đến tăng trưởng kinh tế. Mankiw et al. (1992) cho rằng cụ thể đối với các quốc gia đang phát triển, nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn đối với các nền kinh tế có độ mở cao và bộ máy hành chínhtốt.

Độ mở thương mại – Openness : Độ mở thương mại. Biến số này dùng để mở rộng mô hình truyền thống chỉ dựa trên nền kinh tế đóng. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Romer (1986), Lucas (1988) đã tìm thấy bằng chứng về sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu có tác động đến tăng trưởng kinhtế.

Từ đó tác giả đề xuất 2 mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Growthi,t = α0 +α1Revenuei,t+α2GDPperCapitai,t+α3PopulationGrowthi,t +

α4HumanCapitali,t + α5Opennessi,t + µi,t

+β4HumanCapitali,t + β5Opennessi,t + vi,t

Trong đó:

Growthi,t là tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia thứ i

Revenuei,t là nguồn thu ngân sách của chính phủ hằng năm

Expenditurei,t là chi tiêu của chính phủ hằng năm

Các biến kiểm soát được tác giả sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

PopulationGrowthi,t là tốc độ tăng trưởng dân số từng năm của mỗi quốc gia,

HumanCapitali,tđược đại diện bằng chỉ số HDI

Opennessi,t đại diện cho mức độ mở cửa thương mại của một quốc gia và được đo lường bằng tổng khối lượng xuất nhập khẩu hằng năm.

Bảng 3.1 Các biến dùng trong mô hình

Biến Ký hiệu biến Đo lường

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Growth Tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người

Thu ngân sách (% GDP) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Revenue Toàn bộ số tiền thu được từ các loại thuế, các khoản đóng góp xã hội, và các

khoản thu khác trên GDP

Chi ngân sách (%GDP) Expenditure

Gồm tất cả các khoản chi thường xuyên của chính phủ cho việc mua hàng hóa

và dịch vụ trên GDP Tổng sản phẩm bình quân

trong nước trên đầu người đầu người

GDPperCapita Tỷ lệ GDP trong năm/dân số trung bình trong năm

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank), Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Trang 33 - 37)