2. 1 Cơ sở lý thuyết về quy mô chính phủ
5.1. Tổng hợp kết luận từ kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu thực nghiệm tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế với dữ liệu nghiên cứu là các quốc gia ASEAN bằng các kỹ thuật ước lượng với dữ liệu bảng như: mô hình hồi quy gộp, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. Trong đó, mô hình hồi quy gộp cho thấy một cách tổng quan tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế , mô hình tác động cố định xem xét thêm đặc điểm riêng của các quốc gia trong mô hình nghiên cứu với giả định các đặc điểm riêng này là cố định và ước lượng được, mô hình tác động ngẫu nhiên cũng xem xét các đặc điểm riêng trong mô hình nghiên cứu nhưng với giả định ít khắc khe hơn so với mô hình tác động cố định rằng các đặc điểm riêng này là ngẫu nhiên. Mỗi mô hình nghiên cứu đều có những đặc điểm mạnh và điểm yếu riêng do đó tác giả kết hợp sử dụng cả ba kỹ thuật này trong nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các kiểm định tham số đồng thời bằng không của các đặc điểm riêng các quốc gia, kiểm định Hausman và kiểm định Breusch & Pagan để đánh giá và so sánh kết quả ước lượng giữa các mô hình. Kết quả nghiên cứu đi đến những kết luận sau:
Cả hai biến thu và chi ngân sách được sử dụng để làm đại diện cho quy mô chính phủ đều thể hiện tác động âm đến tăng trưởng kinh tế ở cả ba kỹ thuật ước lượng. Trong đó, tác động âm của chi tiêu chính phủ đặc biệt thể hiện rõ rệt hơn trong kết quả nghiên cứu và có nhiều bằng chứng được tìm thấy để minh chứng cho tác động này. Tác động âm của chi tiêu chính phủ chủ yếu là do tác động âm các khoản chi tiêu công được xem là phi sản xuất trong khi tác động của các thành phần chi tiêu công được xem là sản xuất chưa đủ bù đắp tác động âm này. Bên cạnh đó, chính sách nợ công và cân đối ngân sách còn hạn chế càng làm trầm trọng hơn tác động tiêu cực của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh xem xét tác động của thu và chi ngân sách kết quả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con
người HDI đều có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, các tác động này cũng được tìm thấy nhất quán và ổn định hơn trong các ước lượng. Do đó, tác giả có bằng chứng nghi ngờ bẫy thu nhập trung bình có dấu hiệu tồn tại ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt tại khu vực ASEAN. Bởi vì các quốc gia đang phát triển thông thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các quốc gia phát triển (Solow & Robert; 1956, 1957) và khi những quốc gia đang phát triển có quy mô GDP thấp mà lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao thì đây là dấu hiệu cho thấy hiệu ứng bẫy thu nhập trung bình thường thấy ở những quốc gia đang phát triển.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, ta thấy được độ mở nền kinh tế có tương quan dương đến tăng trưởng kinh tế với các mức ý nghĩa lần lượt là 5% và 10%. Các quốc gia đang phát triển cũng cần quan tâm đến yếu tố độ mở thương mại vì đây là yếu tố quyết định đến xu hướng toàn cầu hóa. Adam Smith và David Ricardo
công bố các kết quả trong công trình nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế đã thừa nhận vai trò tích cực của độ mở thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế. Khi các quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa thì thương mại có thể làm gia tăng trực tiếp thu nhập bình quân đầu người, khi đó họ có một lợi thế so sánh, nhưng nó cũng có thể gián tiếp khuyến khích sự phát triển thông qua các kênh khác như chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng quy mô nền kinh tế, phân phối và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả trong nền kinh tế và tương tác với các đối tác thương mại.
5.2. Một số gợi ý chính sách
Từ kết quả kiểm định, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả thu, chi ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:
Thứ nhất, cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật cần thiết và kém hiệu quả bằng cách đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Tuy nhiên, cần phải có cách đánh giá toàn diện hiệu quả chi tiêu công theo các lĩnh vực khác nhau, không nên cắt giảm đồng loạt các chi tiêu theo một tỷ lệ cố định nào đó, thực hiện rà soát, đánh
giá chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công chậm , thủ tục chưa hoàn thành sang các công trình cấp bách, hiệu quả kinh tế cao hoặc hướng tới các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể tham gia cùng. Ngoài ra, các khoản chi tiêu thường xuyên cũng cần được tra soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết.
Thứ hai, cải thiện nguồn thu ngân sách một cách bền vững hiệu quả. Hiện nay, theo lộ trình cam kết WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu với các nước trong khu vực và trên thế giới nên nguồn thu ngân sách tập trung chủ yếu vào thuế trong nước. Tuy nhiên, nếu tăng thuế để gia tăng nguồn thu sẽ không khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (nếu tăng thuế thu nhập doanh nghiệp) và không khuyến khích tiêu dùng của cá nhân hộ gia đình (nếu tăng thuế thu nhập cá nhân), làm giảm tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, gánh nặng thuế cao sẽ khiến hệ thống thuế hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng trốn thuế, phân bổ nguồn lực bị bóp méo. Vì vậy, để gia tăng nguồn thu cần việc thực hiện khâu cải cách hệ thống thuế, đặc biệt thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số này ở các nền kinh tế phát triển đều lớn hơn 20%).
Thứ ba, tốc độ tăng dân số hàng năm của Việt Nam luôn ở mức cao chính vì vậy cần tập trung để khai thác nguồn lao động trẻ nhằm phục vụ cho việc sản xuất và tạo ra giá trị gia tăng. Nếu không tận dụng được lợi thế từ yếu tố dân số để phục vụ cho việc tăng trưởng thì rất dễ đến nhiều tác động tiêu cực đến tăng trưởng (việc làm, an sinh xã hội, nhà ở).
Thứ tư, Việt Nam cần chú trọng đến việc tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, đẩy mạnh và tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cần chủ động và tích cực mở rộng thêm quá trình hội nhập, tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thương mại cần chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mức độ cam kết và tự do hóa thương mại ngày càng cao hơn, có các điều chỉnh thương mại trên cơ sở cam kết với các tổ
chức quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đảm bảo quá trình
hội nhập chủ động, thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh trong quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực.
Hơn nữa, nghiên cứu còn tìm thấy bằng chứng cho rằng bẫy thu nhập trung bình có dấu hiệu hiện diện ở các quốc gia khu vực ASEAN. Trong đó, Việt Nam lại là một quốc gia đang phát triển nằm trong khu vực ASEAN do đó nhiều khả năng Việt Nam cũng sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu có tăng trưởng thấp trong nhiều năm liên tiếp. Vì các lí do trên, Việt Nam nên có những chính sách phù hợp để không rơi vào trường hợp tăng trưởng kinh tế ở mức thấp trong nhiều năm liên tục và một trong những chính sách nên có là quản lý tốt hơn các khoản thu chi
ngân sách.
5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu trong tương lai
Mặc dù nghiên cứu xem xét tác động của quy mô chính phủ và các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế bằng cả kỹ thuật ước lượng cho dữ liệu bảng kết hợp với các kỹ thuật Backward, Forward để kiểm tra tính ổn định của mô hình nghiên cứu và sử dụng cả hai mẫu nghiên cứu với nguồn dữ liệu về quy mô
chính phủ và số lượng các quốc gia khác nhau để kiểm tra tính bền vững. Tuy nhiên, hiện tượng nội sinh vẫn có khả năng tồn tại trong mô hình nghiên cứu và trong nghiên cứu này tác giả vẫn chưa xem xét độ trễ các biến giải thích và đặc biệt là quy mô chính phủ trong mô hình nghiên cứu vì lo ngại với số lượng quan sát ít sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của mô hình do các giới hạn về nguồn lực cũng như thời gian thực hiện nghiên cứu. Trong tương lai, tác giả sẽ mở rộng dữ liệu nghiên cứu nhiều hơn để xem xét các tác động có độ trễ của quy mô chính phủ và các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời sử dụng thêm các phương pháp ước lượng khác để giải quyết hiện tượng nội sinh có thể xảy ra trong mô hình để đạt hiệu quả tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danh mục tài liệu tham khảo TiếngViệt
Đặng Văn Cường, Bùi Thanh Hoài, 2014. Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu & Trao đổi, trang 27-33.
Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2015. Mối quan hệ giữa thu, chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Sang, 2015. Tác động của quy mô chính phủ, nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Thế Anh, 2008. Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: khảo sát lý
luận tổng quan. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, ĐH Kinh tế, Quốc gia HàNội.
Sử Đình Thành, 2011. Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 252, trang 54-61.
2. Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh
Afonso, A., Furceri, D., (2010), Government size, composition, volatility and economic growth. European Journal of Political Economy, 26, 517-532.
Alesina, A., Bayoumi, T., (1996), The Costs and the Benefits of Fiscal Rules: Evidence from U.S. States. NBER Working Paper n. 5614.
Aschauer, D. A. (1989). Is public expenditure productive? Journal of Monetary Economics, 23, 177-2000.
Chen, B.-L. (2006), “Economic growth with an optimal public spending composition”, Oxford Economic Papers, 58, 123–36.
Davoodi, H., and Zou, H., (1998), “Fiscal Decentralization and Economic Growth: A Cross-Country Study”, Journal of Urban Economics, 43, 244-257.
Davoodi, H., Xie, D., and Zou, H. (1999), “Fiscal Decentralization, Public Spending, and Economic Growth in the United States”, Journal of Urban
Economics, 45, 228- 239.
Easterly, W. and S. Rebelo (1993), “Fiscal policy and economic growth: An empirical investigation”, Journal of Monetary Economics 32, 417–458.
Furceri, D., (2007). Is government expenditure volatility harmful for growth? A cross- country analysis. Fiscal Studies, 28(1), 103-120.