Dữ liệu dùng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Trang 37 - 42)

2. 1 Cơ sở lý thuyết về quy mô chính phủ

3.3. Dữ liệu dùng trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét tác động của quy mô chính phủ được đại diện bằng thu và chi ngân sách tác động đến tăng trưởng kinh tế của 10 quốc gia khu vực ASEAN trong giai đoạn 2007 – 2017 với dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Thống kê mô tả và ma trận hệ số tương quan được trình bày trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng 3.2. Các kết quả thống kê mô tả

Thống kê mô tả Tên biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 110 -27.7843 18.1375 3.8390 4.9467

Độ mở thương mại (%GDP) Openness Tổng khối lượng xuất nhập khẩu hằng

năm trên GDP

Tốc độ tăng dân số PopulationGrowth Tốc độ tăng trưởng dân số từng năm

của mỗi quốc gia

Chi tiêu chính phủ 121 12.1832 69.6946 23.1968 8.1928 Thu ngân sách 121 9.1128 68.3750 24.8003 13.5341

Tổng sản phẩm bình quân trong

nước trên đầu người 121 410.4500 57714.2966 10547.6798 16315.2113

Tăng trưởng dân số 121 .0886 5.3215 1.3982 .6650

Vốn con người 121 .4980 .9320 .6870 .1176

Độ mởthương mại 118 .1674 441.6038 118.1154 93.0887

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Bảng 3.3. Ma trận hệ số tương quan Tốc độ tăng trưởng kinh tế Chi tiêu ngân sách Thu ngân sách Tổng sản phẩm bình quân trong nước trên đầu người Tăng trưởng dân số Vốn con người Độ mở thương mại Tốc độtăng trưởng kinh tế 1 -.289** -.411** -0.107 -.273** -0.175 -0.081

Chi tiêu ngân

sách -.289** 1 .457** 0.015 0.109 0.138 -0.123 Thu ngân sách -.411** .457** 1 .193* .218* 0.133 -0.129 Tổng sản phẩm bình quân trong nước trên đầu người -0.107 0.015 .193* 1 .244** .843** .687**

Tăng trưởng

dân số -.273** 0.109 .218* .244** 1 .187* .373**

Vốn con người -0.175 0.138 0.133 .843** .187* 1 .671**

Độ mởthương

mại -0.081 -0.123 -0.129 .687** .373** .671** 1

Từ Bảng 3.2 và Bảng 3.3, ta có một số nhận xét sau :

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các Quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn

2007-2017 rất đa dạng và phức tạp, tùy vào từng Quốc gia khác nhau và thời điểm khác nhau mà tốc độ tăng trưởng cũng khác nhau. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dao động trong khoảng từ -27.78% đến 18.14% trong thời gian khảo sát. Mặc dù phần lớn là tăng trưởng dương với tăng trưởng trung bình khoảng 3%, tuy nhiên, hầu hết các Quốc gia có sự tăng trưởng âm trong các năm 2008-2009, giai đoạn diễn ra khủng hoảng kinh tế. Tương tự như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân đầu người của các Quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn khảo sát cũng có sự biến động rất lớn với trung bình khoảng 10000USD/người nhưng độ lệch chuẩn đến khoảng 16000USD/người. Các nhận xét trên cho thấy các biến khảo sát có sự thay đổi rất phức tạp, cần phải có nhiều phân tích khác nhau với những nhìn nhận đa chiều khác nhau (chẳng hạn phân tích theo nhóm các Quốc gia, phân tích trước khủng hoảng và sau khủng hoảng kinh tế) để làm rõ vấn đề hơn. Trong giới hạn của luận văn, tác giả chỉ xem xét sự tác động chung của quy mô chính phủ đến sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2007-2017 của 10 Quốc gia Đông Nam Á nói chung thông qua một số mô hình cụ thể.

- Tổng chi ngân sách và tổng thu ngân sách của chính phủ tương đối cân bằng với trung bình lần lượt là 23.2 và 24.8 (%GDP). Độ biến động chi ngân sách và thu ngân sách cũng tương đối giống nhau với 1.9 và 2.2 (%GDP). Điều này cho thấy chính phủ các Quốc gia Đông Nam Á đã có những chiến lược và kế hoạch tốt, tạo ra sự cân bằng trong cán cân tài chính của các Quốc gia.

- Một số yếu tố khác như tốc độ phát triển dân số, chỉ số HDI đều có giá trị dương với độ biến động không lớn.

Với độ tin cậy 95%, kết quả ma trận hệ số tương quan bước đầu cho thấy sự tương quan âm của tốc độ tăng trưởng kinh tế với tổng chi, tổng thu, sự biến động của chi ngân sách cũng như là tốc độ tăng tăng dân số. Các kết quả này cần được tiếp tục kiểm chứng, làm rõ và phân tích sâu hơn trong phần xây dựng các mô hình ở Chương 4

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong phần này, đầu tiên, dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả đã lựa chọn ra những biến phù hợp có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Những biến đó bao gồm: thu ngân sách, chi ngân sách, tổng sản phẩm bình quân trong nước trên đầu người, tốc độ tăng dân số, chỉ số HDI, độ mở thương mại. Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy với dữ liệu bảng để đánh giá tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế bao gồm mô hình hồi quy gộp (Pooled Ordinary Least Squared), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model). Đồng thời sử dụng các kiểm định có liên quan để tìm ra ước lượng tốt nhất thể hiện tác động của việc thu, chi ngân sách đến tăng trưởng kinh tế như kiểm định tham số đồng thời,

kiểm định Hausman và kiểm định nhân tử Larrange. Bên cạnh ước lượng mô hình với đầy đủ các biến kiểm soát để hạn chế tối đa hiện tượng nội sinh, tác giả còn sử dụng kỹ thuật thêm lần lượt từng biến kiểm soát vào mô hình và bỏ lần lượt từng biến kiểm soát khỏi mô hình để kiểm tra được tính bền vững của các ước lượng trong nghiên cứu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Như đã đề cập ở Chương 3, phần này trình bày các kết quả phân tích từ hai mô hình: Mô hình 1 phân tích sự tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế; Mô hình 2 phân tích sự tác động của thu ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế. Trong cả hai mô hình, ngoài tổng chi và tổng thu, luận văn cũng xem xét đưa thêm các biến

khác như: thu nhập bình quân đầu người, tăng trường dân số, chỉ số phát triển con người và độ mở của nền kinh tế nhằm kiểm soát một phần hiện tượng nội sinh do thiếu biến quan trọng trong mô hình. Ngoài ra, các kỹthuật thêm lần lượt các biến giải thích

và bớt lần lượt các biến giải thích trong mô hình cũng được sử dụng để tận dung tối đa các số quansát thu thập được trong dữ liệu nghiên cứu.

4.1 Phân tích kết quả nghiêncứu tác động của tổng chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của quy mô chính phủ đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)