Tình hình quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội (Trang 39 - 60)

2.2.1. An toàn (S1)

2.2.1.1. Quản trị rủi ro từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để đảm bảo an toàn trong sử dụng đất.

Quận Ba Đình xác định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hƣớng cho các ngành lập quy hoạch

34

sử dụng đất đai chi tiết trên địa bàn, là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà

nƣớc về đất đai. Quản trịđƣợc rủi ro trong hoạt động này có ý nghĩa vô cùng to

lớn với quá trình quản trị rủi ro trong quản lý, sử dụng đất đai. Trong thời gian qua, quản trị rủi ro trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại

địa bàn quận Ba Đình đã đạt đƣợc những kết quả đáng chú ý nhƣ sau:

- Các văn bản chỉđạo việc lập, ban hành quy hoạch sử dụng đất của quận

Ba Đình kịp thời theo các chỉ đạo, hƣớng dẫn của UBND thành phố Hà Nội và

theo quy định của pháp luật.

- Tình hình lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm

của UBND quận Ba Đình thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013,

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất

đai, Thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và

Môi trƣờng quy định chi tiết việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các văn

bản quy phạm pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn hàng năm của Sở Tài nguyên

và Môi trƣờng.

- Quy hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình phù hợp với quy hoạch sử

dụng đất của UBND thành phố Hà Nội; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, của quận; nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh

vực, của quận và các phƣờng thuộc quận.

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận Ba Đình phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của UBND thành phố Hà Nội; quy hoạch sử dụng đất của quận; nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của ngành, lĩnh vực, các cấp; khả năng đầu

tƣ, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

- Việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: UBND quận Ba

Đình thực hiện đảm bảo thời gian, tiến độ; hình thức lấy ý kiến thông qua cổng

thông tin điện tử của quận Ba Đình – thành phố Hà Nội (www.badinh.hanoi.gov.vn). Thực tế các thông tin lập quy hoạch, kế hoạch sử

35

dụng đất của quận Ba Đình là công khai các dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội hiện nay6.

- Sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quận Ba Đình thực hiện ban hành Thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên tại Trụ sở UBND quận Ba Đình (địa chỉ 25 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), trên cổng thông tin điện tử của quận (www.badinh.hanoi.gov.vn) và tại Trụ sởUBND các phƣờng.

- Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Do đất đai của quận

Ba Đình tƣơng đối ổn định, các công trình dự án trên địa bàn quận không nhiều; bên cạnh đó UBND quận thực hiện tốt công tác rà soát, tổng hợp thông tin phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác tham mƣu và quản lý hồ sơ của các phòng ban chuyên môn nên mặc dù UBND quận Ba Đình thực hiện thông báo rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng

năm có điều chỉnh nhƣng qui mô không lớn.

Nhƣ vậy có thể đánh giá, công tác quản trị rủi ro trong quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng kể. Bên cạnh đó, công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận còn một sốvƣớng mắc và tồn tại nhƣ sau:

- Nhiều khu vực quy hoạch còn còn vƣớng mắc, không khả thi, ảnh hƣởng tới quyền lợi của ngƣời dân tại khu vực nhƣ: Quy hoạch công viên Núi Cung, ô quy hoạch cây xanh tại khu vực Công viên Thủ Lệ.

- Quận Ba Đình có một đồ án quy hoạch chi tiết quận, tỉ lệ 1/2000 đƣợc

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 68/2000/QĐ- UB ngày 14/7/2000. Chất lƣợng đồ án: cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý, tuy nhiên do quy hoạch đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện từ năm 2000

(thực hiện trên bản đồ giấy và chỉ có bản vẽ quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất) từ khi chƣa có Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy

6

36

hoạch, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam… do đó việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch thiếu cơ sở và gặp nhiều khó khăn, làm phát

sinh một số thủ tục nhƣ thỏa thuận chuyên ngành cấp thoát nƣớc, cấp điện…,

chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng gây phiền hà, búc xúc cho ngƣời dân.

Đánh giá tổng thể công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai. Những tồn tại của công tác này vẫn

còn nhƣng chƣa đến mức khủng hoảng. Vì vậy, tác giả luận văn đánh giá, trong

công tác này tại quận Ba Đình đạt 3,5/4 điểm.

2.2.1.2. Quản trị rủi ro từ hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND quận Ba Đình thực hiện nghiêm chỉnh công tác giám sát việc cấp giấy chứng quyền sử dụng đất. Vì thế những rủi ro trong công tác này đƣợc giảm đi rất nhiều so với trƣớc đây. Có thể khẳng định, quận Ba Đình là một trong những địa phƣơng tuân thủ khá nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên địa bàn quận, trong thời gian gần đây gần nhƣ không còn tình trạng: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai thẩm quyền; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trƣờng hợp mà theo quy định của pháp luật không đƣợc phép, không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội từ khi Luật Đất đai năm 2013

có hiệu lực đến hết năm 2018, kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận Ba Đình nhƣ sau: Tổng số thửa đất trên địa bàn quận có 32.927 thửa đất, trong đó:

- Số thửa đất đã đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 27.236 thửa đất (Năm 2017 cấp đƣợc 279 Giấy chứng nhận, năm 2018 cấp đƣợc 200 Giấy chứng nhận);

37

- Số thửa đất chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 5.961 thửa đất. Số thửa chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ: 1.686 thửa đất; Số

thửa chƣa đƣợc Cấp giấy chứng nhận theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: 4.005 thửa đất, trong đó: 3.830 thửa đất khó khăn vƣớng mắc chƣa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu còn tồn tại

các trƣờng hợp vƣớng mắc do không phù hợp quy hoạch đất ở, nguồn gốc đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cƣ, tranh chấp khiếu kiện, chuyển đổi mục

đích đất trái phép, thuộc các dự án phát triển nhà ởđã có Quyết định thu hồi đất,

giao đất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 1998 đến năm 2003 nhƣng đến nay chƣa triển khai thực hiện.

- Kết quảđăng ký đất đai lần đầu cho các hộgia đình, cá nhân:

+ Tổng số thửa đất phải kê khai theo Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ là 4.005 thửa đất. Hiện đã hoàn thành công tác kê khai đăng ký đất đai đối với 3.840 thửa đất, còn 165 thửa đất Ủy ban nhân dân các

phƣờng đã thực hiện thông báo 03 lần và lập biên bản theo quy định nhƣng các

hộgia đình, cá nhân chƣa nộp hồsơ, chƣa đăng ký đất đi do đi vắng hoặc không sinh sống trên địa bàn.

+ Công tác xác nhận kê khai đăng ký đất đai: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Ba Đình – Hoàn Kiếm - Đống Đa đã tiếp nhận từ Ủy ban nhân dân 14

phƣờng và xác nhận: 3.795/3.840 hồsơ, đạt 98.8%.

Để đảm bảo quyền lợi của ngƣời sử dụng đất, ổn định cuộc sống cho

ngƣời dân, UBND quận đã có nhiều biện pháp tích cực để cấp Giấy chứng cho những trƣờng hợp đang gặp vƣớng mắc. Cụ thể:

- Khó khăn trong quá trình thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất theo Nghịđịnh số43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: Đối với 3.830 thửa đất khó khăn vƣớng mắc chƣa cấp Giấy chứng nhận quyền sử

38

dụng đất ở, nguồn gốc đát nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cƣ, tranh chấp khiếu kiện, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, thuộc các dự án phát triển nhà ở đã có Quyết định thu hồi đất, giao đất của UBND thành phố từ

những năm 1998 đến năm 2003 nhƣng đến nay chƣa đƣợc triển khai thực hiện. UBND quận Ba Đình đã tổ chức tiếp xúc cử tri và có các văn bản báo cáo với UBND thành phố Hà Nội giải quyết theo hƣớng đảm bảo quyền lợi tối đa cho ngƣời dân.

- Tƣơng tự khó khăn trong quá trình thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ: Việc thụ lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Xí nghiệp phát triển nhà Ba Đình bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc, trên địa bàn quận còn 1.686 thửa đất chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vụ

việc này, UBND quận Ba Đình cũng đã có hƣớng giải quyết. Cụ thể: UBND quận Ba Đình đã có văn bản số 334/UBND-TNMT ngày 08/03/2017 gửi Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà Ba Đình đề nghị phối hợp với UBND các phƣờng trong việc tổng hợp số liệu và xác nhận đơn xin mua nhà để bán nhà, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các hộ dân.

Nhƣ vậy, có thể đánh giá, UBND quận Ba Đình trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình đã cố gắng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trƣờng hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề

lớn nhất đang tồn tại và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân đó là

những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất xen kẹt, đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực tế, ngƣời

dân đã và đang sinh sống trên những thửa đất đó nhƣng do không đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên nhiều quyền cơ bản họ không đƣợc hƣởng

39

nát; hoặc không đƣợc nhập hộ khẩu nên việc xin cho các con đi học vào các

trƣờng công lập cũng khó khăn.

Bên cạnh đó, trên địa bàn quận Ba Đình, trong thời gian gần đây vẫn tồn tại trƣờng hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật. Điều đó gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ngƣời sử dụng đất,

đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc7.

Với việc phân tích tổng quát những vấn đề ở trên, tác giả luận văn đánh

giá hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Ba Đình

đạt 3/4 điểm.

2.2.2.3. Quản trị rủi ro từ hoạt động quản lý đất công, đất chưa sử dụng

Đối với nội dung này, UBND quận Ba Đình tập trung xử lý hai vấn đề lớn

sau đây:

Th nht, về nội dung sử dụng đất công

- Các cơ sở nhà đất là tài sản công thuộc sở hữu Nhà nƣớc do quận, các

phƣờng và các đơn vị thuộc quận Ba Đình quản lý sử dụng, UBND quận Ba

Đình đã thực hiện giao đất để quản lý sử dụng theo quy định. Thực hiện Quyết

định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộtrƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự

nghiệp, từ năm 2004 và năm 2005 UBND quận Ba Đình đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà đất thuộc trụ sở làm việc thuộc sở hữu

nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp cho các đơn vị thuộc quận quản lý sử dụng theo quy định.

- UBND quận Ba Đình đã thực hiện rà soát, báo cáo Sở Tài chính Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội tình hình hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà

đất là tài sản công do Quận quản lý sử dụng đúng mục đích, đề xuất báo cáo và

đƣợc UBND thành phố chấp thuận phê duyệt các cơ sở nhà đất tiếp tục quản lý

7 Anh Thế (2016), Bài 3: UBND Quận Ba Đình cấp sổ đỏ trái pháp luật, ai là người chịu trách nhiệm?,

Website: dantri.com.vn, cập nhật: Thứ năm, 25/08/2016 - 08:07, xem 13:12 ngày 11/08/2020,

https://cdnweb.dantri.com.vn/ban-doc/bai-3-ubnd-quan-ba-dinh-cap-so-do-trai-phap-luat-ai-la-nguoi- chiu-trach-nhiem-2016082508084354.htm

40

sử dụng và cho bán đấu giá 04 vị trí cơ sở nhà đất (diện tích nhỏ, sử dụng đan

xen, chung hành lang cầu thang với hộdân…) ở 86 Quán Thánh, 81 Hàng Than,

33 Hàng Bún, 153 Đội Cấn. 04 cơ sởnhà đất trên đã đƣợc UBND quận Ba Đình

thực hiện trình tự bán đấu giá theo trình tự quy định. Các trƣờng hợp trúng đấu

giá đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Về tiền thu đƣợc từ việc bán đấu giá 04 cơ sở nhà đất trên

đƣợc đƣa vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định.

Th hai, về nội dung cho phép chuyển đổi mục đích sửđụng đất:

- Đối với trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣng trong Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất có diện tích là đất vƣờn liền kề; các trƣờng hợp này trƣớc đây sử dụng

đất có diện tích lớn nhƣng không có giấy tờ sử dụng đất hợp lệ, quy định tại thời

điểm cấp giấy chứng nhận thì chỉ đƣợc công nhận 120m2 đất ở còn lại xác định

là đất vƣờn liền kề trong giấy chứng nhận. Đến nay, căn cứ theo quy định Luật

đất đai năm 2013 và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai, căn cứ hồ sơ đề nghị xin chuyển mục đích sử dụng đất của các gia đình, cá nhân, UBND

thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2000, kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và

hiện trạng sử dụng đất ổn định thực hiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất theo quy định.

- Đối với các trƣờng hợp sử dụng đất của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao

đất trên địa bàn quận Ba Đình, mục đích sử dụng đất ban đầu chủ yếu là đất trụ

sở làm việc, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, hiện nay chủ yếu các tổ

chức có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thành công trình hỗ hợp (văn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội (Trang 39 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)