Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện đang là tâm điểm gây chú ý của dư

luận xã hội ở nước ta hiện nay. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu chủđề này dưới các cách tiếp cận và về các địa phương khác nhau. Trong số các nghiên cứu đó, có thể nêu ra một số công trình như sau:

Tác giả Lê Minh Toản đưa ra đề xuất cho nghiên cứu “Hoàn thiện công tác Giải phóng mặt bằng tại Ban quản lý dự án quận Long Biên, thành phố Hà Nội năm 2015 ” như sau: Xây dựng cơ chếđặc thù áp dụng cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm tìm ra những giải pháp cải thiện tình hình giải phóng mặt bằng hiện nay đang gây nhiều bức xúc cho xã hội. Để từ đó giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của người có đất bị thu hồi với lợi ích của nhà nước và lợi ích của nhà đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo ổn

định đời sống cho người dân khi nhà nước bị thu hồi đất; giải quyết hợp lý giữa phát triển kinh tế xã hội và ổn định tình hình chính trị; giảm bớt tỷ lệ đơn thư liên quan

đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư (Luận văn thạc sĩ Lê Minh Toán, 2015).

Tác giả Nguyễn Quốc Cường (2018): “ Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ

trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, luận văn đã đưa ra giải pháp là: Hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ

giải phóng mặt bằng; tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng; nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng...Đó quá quá trình cải tạo, chỉnh trang các khu đô thị cũ, xây dựng mới các đô thị, các khu công nghiệp và dân cư khu vực đô thị hóa.Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có tầm quan trọng như vậy nhưng lâu nay các chính sách trong lĩnh vực này còn thiếu và rời rạc. Thời gian tới, ngoài các mục tiêu, quan điểm tương đối rõ, huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội cần áp dụng các nhóm giải pháp: Giải pháp hoạn thiện chính sách pháp luật quy định về

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giải pháp quản lý trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ( Luận văn thạc sĩ Nguyễn Quốc Cường, năm 2018).

Tác giả Phạm Thanh Quế (2012), “ Đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ

trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện một sỗ dự án trên

địa bàn thành phố Thái Bình”, tác giả kết luận: Công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng trong những năm qua tại thành phố Thái Bình đã đạt được những kết quả rất khả quan, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo đô thị của thành phố. Phần lớn người dân có đất bị thu hồi đã đồng tình với chính sách thu hồi, tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân chưa nhất trí với phương án bồi thường, hỗ trợ. Người dân có

đất bị thu hồi tại hai dự án đều rất khó khăn trong công tác chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm mới sau khi bị thu hồi đất. Tình hình sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ

của người dân có đất bị thu hồi vẫn còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu vẫn chỉđầu tư cho mua sắm, xây dựng nhà cửa mà chưa đầu tư theo chiều sâu cho học hành, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm công việc ổn định. Công tác GPMB trên địa bàn còn gặp một số khó khăn do nhiều nguyên nhân như: mục đích thu hồi của các dự án khác nhau, do thời điểm thu hồi đất khác nhau, do chính sách bồi thường và hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn xã và phường có khác nhau và nhiều nguyên nhân khách quan khác, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thểđể tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, định hướng nghề nghiệp… cho người dân có đất bị thu hồi ( qldd.vnuf.edu.vn, 2012).

Tác giả Lê Văn Lợi (2013), “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục”. Tạp chí khoa học chính trị. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích thực tế những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp như: Nông dân mất tư liệu sản xuất, cuộc sống bấp bênh; tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài; tình trạng hẫng hụt về văn hóa, lối sống của một bộ phận dân cư khi phải trở thành thị dân một cách “bất đắc dĩ”; tệ nạn xã hội gia tăng. Ô nhiễm môi trường sống.... Từđó tác giảđề xuất những đổi mới căn bản về thể chế quản lý đất đai, nhất là quy trình, cách thức thu hồi, phân chia lợi ích và kèm theo đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp về an sinh xã hội,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đồng sóc, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)