2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.4.2. xuất phương án giải quyết và rút ranh ững bài học kinh nghiệm cho công
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
- Cần xác định công tác GPMB là việc làm khó, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở. Do
đó cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, nhất là trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân.
- Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, liên tục và xuyên suốt trong quá trình thực hiện; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, quan tâm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân, đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sựđồng thuận cao của nhân dân đối với công tác giải phóng mặt bằng.
Trong thời gian qua Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo - Dân vận Huyện
ủy phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị, cùng với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, thành lập các đoàn tuyên truyền vận động đến từng hộ dân từ đó để phổ biến cơ chế chính sách, động viên thuyết phục các đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt chủ trương phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện, cũng như cơ chế chính sách về GPMB, kịp thời bàn giao đất và tạo điều kiện cho các công trình, dự án được triển khai. Với phương châm vận vận động nhân dân là đối tượng nào, hình thức đó. Trong đó, MTTQ và các tổ chức đoàn thể là nòng cốt, tuyên truyền, vận động, thuyết phục đoàn viên, hội viên của mình hưởng ứng, ủng hộ chủ trương giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm trong huyện. Kết quả sau khi tuyên truyền vận động đã có hàng trăm hộ dân ở các dự án nhận tiền đền bù, với diện tích hàng chục ha.
Ban Tuyên giáo - Dân vận Huyện ủy chủ trì phối hợp cùng MTTQ huyện tham gia cùng cấp ủy, chính quyền tổ chức các buổi đối thoại, giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, qua đó lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xử lý ngay những vấn đề
mà nhân dân phản ánh nhất là liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng. - Để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, huyện tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thỏa đáng, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục đích trục lợi khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối với các trường hợp cố tình chống đối, không chấp hành Quyết định thu hồi
đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, quyết liệt trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, linh hoạt trong xử lý tình huống. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; tích cực cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Quan tâm đến công tác chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong diện phải thu hồi đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài “ Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ’’ tác giả rút ra một số kết luận sau:
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án được áp dụng thống nhất theo luật; các văn bản dưới luật và quyết định, quy định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tổng diện tích của dự án được phê duyệt tại quyết định 1231/QĐ-UBND ngày 01 tháng 06 năm 2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc là 75ha, tuy nhiên diện tích giải phóng mặt bằng trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 là 55,268 ha đạt 73,7% tổng diện tích dự án.
- Giá bồi thường về đất là 60.000đ/m2, giá Bồi thường hoa màu 5.333đ/m2, cỏ 3.000đ/m2, Hỗ trợ chuyển đổi nghề 150.000đ/m2, Hỗ trợ ổn định đời sống 15.000đ/m2, Hỗ trợ giải phóng mặt bằng nhanh 2.000đ/m2.
- Tổng số tiền bồi thường về đất là 33.175.331.247 đồng, tổng số tiền bồi thường về cây cối hoa màu là 1.554.388.927 đồng. Tổng số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề là 73.575.500.301 đồng. Tổng số tiền hỗ trợổn định đời sống là 7.669.761.313
đồng, Tổng số tiền thưởng giải phóng mặt bằng nhanh là 1.035.924.999 đồng, Tổng số tiền bồi thường về tài sản, mồ mả vật kiến trúc là 10.740.737.296 đồng.
- Tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, công tác giải ngân của dự án đảm bảo thời gian theo dự kiến.
- Công tác tuyên truyền vận động người dân, công khai dự án được tiến hành theo đúng quy trình và quy định.
2. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
- Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Vĩnh Tường nói riêng cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách bồi thường, GPMB hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi
đất theo hướng có lợi cho người dân. Trong đó, chú trọng công tác hỗ trợ, ổn định
đời sống, đào tạo nghề và TĐC. Hoàn thiện phương pháp xác định giá đất và khung giá đất khách quan, phù hợp, không phức tạp, không trái với quy định của Nhà nước đồng thời hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai chính quy, xác định tính pháp lý về đất đai, làm cơ sở cho việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo chính xác, nhanh, gọn, đúng quy định của pháp luật.
- Đối với nhà đầu tư cụ thể là BQL dự án cụm công nghiệp Đồng Sóc cần quan tâm hơn đối với lao động của những hộ bị thu hồi đất nói riêng và lao động của địa phương nói chung. Thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của địa phương sau khi đã thu hồi đất. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới công trình phúc lợi, tu bổ
và sử dụng có hiệu quả những công trình đó.
- Đối với chính quyền địa phương tăng cường các hoạt động tư vấn dịch vụ
hướng nghiệp và dạy nghề. Hỗ trợ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trên
địa bàn, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ và dịch vụ nông thôn. - Đối với các hộ gia đình trước hết cần chấp hành tốt các chính sách của
Đảng và Nhà nước. Tự tìm ra hướng đi mới, mạnh dạn đầu tư cho phát triển sản xuất, tìm kiếm một số nghềđã phát triển ở địa phương mà hộ chưa thử nghiệm, sử
dụng đồng vốn có hiệu quả.
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu
đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống việc làm của người dân như: Môi trường, an sinh xã hội,...Để nhanh chóng khắc phục những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi đất và áp dụng cho các khu vực khác trên địa bàn huyện cũng như các địa phương khác trên toàn Tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Đất đai 2013.
3. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghịđịnh quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
5. Nguyễn Quốc Cường (2018), Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ.
6. Lê Văn Lợi (2013), “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và giải pháp khắc phục”. Tạp chí khoa học chính trị, số 6 năm 2013.
7. Luật Đất đai (2013), nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
8. Phạm Thanh Quế (2012), “ Đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện một sỗ dự án trên
địa bàn thành phố Thái Bình”, Thạc sĩ Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh (qldd.vnuf.edu.vn).
9. Trần Thị Kim Diệu, Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
năm 2015 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
http://tnmtcaobang.gov.vn/
10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
11. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
13. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011-2015).
14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu 2016-2020.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015; 2016.
16. Lê Minh Toản (2015), nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác Giải phóng mặt bằng tại Ban quản lý dự án quận Long Biên, thành phố Hà Nội công bố năm 2015”. Luận văn Thạc sĩ.
17. Phương Thảo, Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới – Ban Nội Chính Trung ương.
18. Hồng Thắm, Khánh Vân, Giải phóng mặt bằng ở thị xã Phú Thọ
http://thixa.phutho.gov.vn
19. Tường Tú, Đồng Nai Tăng cường công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
http://baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song
20. Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (2018), Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới.
21. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014),Quyết định số 61/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 5 năm 2015-2019.
22. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
23. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2015),Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của bản Quy định chi tiết một sốđiều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
24. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016),Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc điều chỉnh, bổ sung giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã được phê duyệt tại Quyết định số 61/2014/QĐ- UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
25. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Tên dự án: Bồi thường giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp Đồng Sóc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Họ tên chủ hộ:...
Địa chỉ::...huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
1. Gia đình ông (bà) có ... nhân khẩu? Trong đó số nhân khẩu làm nông nghiệp là ...người ?
2. Gia đình ông (bà) được xếp vào đối tượng nào:
Được bồi thường: Được hỗ trợ : Được TĐC:
3. Khi triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ông (bà) đã thấy việc tổ
chức công khai của các cấp về dự án như thế nào.
Đầy đủ Chưa đầy đủ Rất đầy đủ
Lý do, chưa đầy đủ... ... 4. Tổ chức công khai về dự án tại địa phương theo hình thức nào.
Tổ chức họp dân
Niêm yết công khai tại nơi công cộng
Đọc trên hệ thống loa truyền thanh Tất cả các hình thức trên
5: Tổng diện tích thu hồi đất của gia đình ông (bà) là ... m2. 6. Gia đình ông (bà) có bị thu hồi đất ở không? ...
- Nếu có thì được bồi thường, hỗ trợđất ở với mức giá:...đồng/ m2. - Theo ông (bà) mức giá này đã hợp lý chưa?
Hợp lý: Chưa hợp lý: , mức giá hợp lý là ...đồng/m2
- Mức giá thị trường tại thời điểm đó là:...đồng/ m2. 7. Gia đình ông (bà) bị thu hồi đất nông nghiệp không?... - Loại đất bị thu hồi:
NTS với mức giá:...đồng/ m2. BHK với mức giá:...đồng/ m2. CLN với mức giá:...đồng/ m2.
ONT với mức giá:...đồng/ m2. - Theo ông (bà) giá bồi thường, hỗ trợ như vậy đã hợp lý chưa?
Hợp lý: Chưa hợp lý: , mức giá hợp lý là ...đ/m2
8. Vật kiến trúc (công trình xây dựng) của ông (bà) là:
Nhà chăn nuôi: Lều lán: Công trình khác:
+ Được bồi thường, hỗ trợ với mức giá:...đồng/m2. - Như vậy so với giá thị trường thì:
Thấp hơn: Tương đương: Cao hơn:
9. Gia đình ông(bà) trồng các loại:
Cây ... Hoa màu ... giá bồi thường là:...d/m2 10. Theo ông (bà) giá bồi thường, hỗ trợ như vậy đã hợp lý chưa?
Hợp lý: Chưa hợp lý:
11. Quá trình thực hiện kiểm kê tài sản, ông(bà) thấy như thế nào?
Hài lòng: Chưa hài lòng: Rất hài lòng:
12. Ông (bà) sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích gì sau:
Đầu tư vào SXKD: Gửi tiết kiệm: Xây dựng nhà cửa: Mua sắm đồ dùng: Học nghề:
13. Trước và sau khi thu hồi đất thì gia đình(ông) bà làm nghề gì? Nghề nghiệp Số lao đông trước
thu hồi đất
Số lao động sau khi thu hồi đất + Làm nông nghiệp
+ Làm việc trong các doanh nghiệp + Buôn bán nhỏ, dịch vụ
+ Làm nghề khác
14. Cơ sở hạ tầng khu vực sau khi có dự án:
Tốt hơn: Không đổi: Kém đi:
15. Tình hình an ninh, trật tự tại địa phương sau khi có dự án:
Tốt hơn: Không thay đổi: Kém đi:
16. Gia đình ông (bà) có đơn thư, kiến nghị gì không?
Có: Không:
* Đề nghị ông (bà) cho ý kiến, tâm tư và nguyện vọng về chính sách bồi thường,