2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu
- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, số tiền bồi thường,.... - Tổng hợp, phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra.
- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét. - Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án, hiện trạng quản lý và sử dụng đất
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304, được giới hạn bởi tọa độ địa lý 21008’14’’ đến 21º20’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến 105032’44’’ kinh độĐông gồm 03 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch. - Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dương. - Phía Đông giáp huyện Yên Lạc.
- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
Vĩnh Tường có vị trí nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lưu giữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ, có cảđường sông,
đường sắt và đường bộ. Tuyến QL2 và tuyến đường sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối trung tâm huyện với QL2, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội. Huyện Vĩnh Tường có hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt đường sông đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường
3.1.1.2. Địa hình, địa chất
- Địa hình huyện Vĩnh Tường tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Việt Xuân, Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngược lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng thấp thường tạo thành những lòng chảo nhỏ.
- Vùng thượng huyện gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.
- Vùng giữa gồm 10 xã (Lũng Hòa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên), 3thị trấn (Thị trấn Tứ Trưng, Thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường) và một phần diện tích các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.
- Vùng bãi gồm 3 xã (An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh) và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.1.1.3. Đặc điểm yếu tố khí hậu, thời tiết
Vĩnh Tường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mưa nhiều hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mưa, lạnh, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp. Theo các số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện như sau:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,60C - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40C - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,70C - Độẩm không khí bình quân: 82% - Độẩm cao nhất: 100%
- Độẩm thấp nhất: 47%
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.552mm, với năm cao nhất là 2.106mm, năm thấp nhất là 1069mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều từ tháng 4
đến tháng 10, chiếm 85%-90% lượng mưa cả năm, số ngày mưa bình quân trong năm là 150 ngày.
3.1.1.4. Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện
* Về chất thải rắn
- Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện 60 tấn/ngày. Lượng chất thải này phát sinh nhiều ở các xã, thị trấn có thu nhập cao, có kinh doanh dịch
vụ thương mại, có cụm công nghiệp phát triển: Như Thị trấn ThổTang, tổng lượng rác thải khoảng 12 tấn/ngày, xã Đại Đồng tổng lượng rác thải khoảng 3 - 4 tấn/ngày...
- Các nguồn phát sinh chất thải rắn khác từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, thân cây hoa màu trong quá trình phơi làm chất đốt không thu hết trong thu hoạch...); chất thải từ xưởng sản xuất gỗ, cơ khí... chất thải từ xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp; bệnh viện cũng phát sinh một lượng rác thải khá lớn.
- Lượng chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện thải ra mỗi ngày khoảng 1.000 – 1.400 tấn/ngày. Lượng chất thải này mới chỉ được xử lý một phần thông qua việc xây dựng hầm biogas và ủ phân bón ruộng, phần còn lại đổ thải ra các cống rãnh hoặc hệ thống tiêu thoát nước thải trong khu vực.
* Về nước thải
- Các nguồn thải chính bao gồm: Nước thải từ sinh hoạt, nước thải từ
chăn nuôi trong khu dân cư, nước thải từ các xưởng sản xuất, xí nghiệp, nhà máy. - Lượng nước thải sinh hoạt tính bình quân cho một người dân khoảng 50 – 80 lít/ngày. Như vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt của toàn huyện khoảng 9.630 – 15.408 m3/ngày. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khoảng 100 nhà hàng, quán ăn bình dân và các dịch vụ rửa xe với lượng nước thải tạo ra khoảng 200 – 250 m3/ngày.
- Hầu hết nước thải chưa được xử lý, 90% lượng nước thải này đều đổ thải vào các ao hồ trong khu dân cư sau đó chảy ra sông Phan, sông Hồng, một phần ngấm xuống đất.
* Về tiếng ồn và không khí
Qua mẫu phân tích nồng độ bụi và đo mức ồn tại một số điểm trên địa bàn huyện của Trung tâm nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng tháng 6/2007, kết quả cho thấy nồng độ bụi và mức ồn vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tiếng
ồn, bụi gây ra chủ yếu do quá trình sản xuất, hoạt động giao thông đi lại (xe máy, ô tô...), hoạt động vận chuyển các nguyên liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi...), ô nhiễm khói bụi do quá trình đun nấu, đốt rơm rạ sau thu hoạt và các hoạt động sản xuất khác...
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Đất đai của huyện Vĩnh Tường gồm các loại đất chính sau:
- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: Có diện tích 4.012 ha, chiếm 42% diện tích đất nông nghiệp, phân bốở các xã Cao Đại, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu có diện tích 2.666 ha, chiếm 28% diện tích đất nông nghiệp, phân bố
chủ yếu ở các xã vùng giữa như: Tuân Chính, Thượng Trung, Tân Cương... Đất có
địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp. - Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh có diện tích 80 ha, chiếm 0,8% diện tích đất nông nghiệp. Đất có
địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.
3.1.1.6. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Huyện Vĩnh Tường có sông Hồng, sông Lô và hệ thống kênh mương tương đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường khoảng 18 km, lưu lượng bình quân 3.730 m3/s, mực nước hàng năm lên xuống thất thường theo mùa. Sông có khối lượng phù xa lớn, hàng năm bồi đắp cho hơn 100 ha đất ngoài đê có ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người dân theo mùa.
+ Sông Phó Đáy là một nhánh của sông Lô, nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tường có chiều dài khoảng 18 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.
+ Sông Phan nối từ lưu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường khoảng 37km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy nhất của huyện. Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.
- Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tường có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tương đối
tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 đến 30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hiện có 78% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm nước giếng khơi, giếng khoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung). Chất lượng giếng khơi và giếng khoan vùng sát sông Hồng không được tốt do có hàm lượng ion sắt cao.
3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
- Nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng tự nhiên như đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ.
- Cát, sỏi: Có thể khai thác với khối lượng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy đây là nguồn tài nguyên quan trọng được bồi đắp thường xuyên.
3.1.1.8. Kinh tế - xã hội
Theo các báo cáo, năm 2019, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, UBND các xã, thị trấn và nhân dân trên địa bàn tích cực triển khai, cụ thể hóa các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên theo dõi, đánh giá, đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 13.937,67 tỷđồng, đạt 100,01% kế hoạch, tăng 11,21% so cùng kỳ; cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng: CN – XD tỷ lệ 54,52%, dịch vụ tỷ lệ
32,32%, NN – LN – TS tỷ lệ 13,16%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 46 triệu đồng.
Trong năm, huyện tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác xử lý vi phạm Luật
Đất đai, công tác BT–GPMB thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện. Công tác DTĐR được triển khai rất quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, kết quả huyện đã chỉ đạo thành công công tác DTĐR tại các xã Phú Đa, Lý Nhân, Phú Thịnh (02 thôn Bàn Giang, Yên Xuyên), Tuân Chính (tại 03 thôn: Đông, Trung, Thượng); riêng thôn Hậu Lộc (xã Vĩnh Ninh), các tiểu ban DTĐR thôn tiếp tục triển khai các bước theo quy định. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, sau 10
năm triển khai đến nay đã có 26/26 xã trên địa bàn huyện được công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Công tác quản lý, cải tạo, chỉnh trang đô thị tiếp tục có bước chuyển biến rõ rệt. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài trên địa bàn huyện được nhân dân
đồng tình. Nội dung đơn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Đất đai, bồi thường – giải phóng mặt bằng, kinh tế, chính sách xã hội… Công tác phòng chống tham nhũng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được huyện quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực. UBND huyện đã chỉ đạo lực lượng Công an huyện chủ động triển khai các biện pháp nắm bắt tình hình, xây dựng kế
hoạch, phương án đảm bảo ANTT, góp phần giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống của nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh
được giữ vững
3.1.2. Khái quát chung về dự án
Vị trí:
- Phía Đông Bắc giáp sông Phan. - Phía Tây Bắc giáp quốc lộ 2C
- Phía Nam giáp đất nông nghiệp thị trấn Tứ Trưng.
Hình 3.2. Bản đồ khu vực dự án
Cụm công nghiệp Đồng Sóc đã được phê duyệt điều chỉnh mở rộng với diện tích 75 ha, nằm trong danh mục công trình, dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Vĩnh Tường đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số
2461/QĐ-UBND ngày 8-9-2017; phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016- 2020 cấp tỉnh, huyện và đã được HĐND tỉnh thông qua.
Đây là dự án Nhà nước thu hồi đất tại Nghị quyết số 194/NQ-HĐND ngày 22-12-2015 của HĐND tỉnh, được Chính phủđồng ý cho phép mở rộng, điều chỉnh quy hoạch tại Văn bản số: 4074/VPCP-CN ngày 4-5-2018 về phía Nam thuộc địa giới hành chính thị trấn Tứ Trưng Huyện Vĩnh Tường.
CCN Đồng Sóc nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 18/05/2018.
Tổng diện tích CCN Đồng Sóc: 75,0ha, trong đó diện tích cho thuê: 57 ha.
Đến nay CCN đã thu hút được 10 nhà đầu tư với tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 9,8ha với vốn đăng ký 500 tỷđồng.
3.1.3. Công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Vĩnh Tường
3.1.3.1. Công tác quản lý đất đai
Về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Tường thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Việc sử dụng đất từng bước đi vào nền nếp, hợp lý, hiệu quả hơn. Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20/6/2019 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường về việc tổ chức chiến dịch xử lý vi phạm Luật đất đai từ
ngày 25/6 – 31/12/2019; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 20/6/2018 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường về việc tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện, trong năm 2019 Vĩnh Tường không có trường hợp vi phạm mới, đồng thời sẽ giải quyết dứt điểm các hộ vi phạm từ năm 2014 đến nay, với những trường hợp vi phạm trước 01/7/1014 huyện đang tích cực xử lý,...
Xác định việc chi trảđất dịch vụ cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, do vậy, những năm qua huyện Vĩnh Tường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để sớm hoàn thành việc chi trảđất dịch vụ cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 28/29 xã, thị trấn cơ bản hoàn thành việc chi trả đất dịch vụ cho nhân dân, với diện tích đã chi trả là 14,65/15,04 ha đất dịch vụ, đạt 97,4%, còn lại 01 xã (Kim Xá) chưa chi trả đất dịch vụ cho người dân với diện tích 0,39 ha chiếm 2,6%. Hiện nay, xã Kim Xá đã quy hoạch trảđất dịch vụ tại xứđồng Trằm Giang, đã được UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB, có 65/66 hộ dân có đơn đồng ý cho nhà nước thu hồi đất trước thời hạn.
Hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có 1.109 trường hợp (diện tích 24,85 ha) được giao đất không đúng thẩm quyền chưa được xem xét, cấp giấy chứng nhận