2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1.3. Công tác quản lý và sử dụng đất tại huyện Vĩnh Tường
3.1.3.1. Công tác quản lý đất đai
Về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Tường thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Việc sử dụng đất từng bước đi vào nền nếp, hợp lý, hiệu quả hơn. Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20/6/2019 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường về việc tổ chức chiến dịch xử lý vi phạm Luật đất đai từ
ngày 25/6 – 31/12/2019; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 20/6/2018 của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường về việc tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện, trong năm 2019 Vĩnh Tường không có trường hợp vi phạm mới, đồng thời sẽ giải quyết dứt điểm các hộ vi phạm từ năm 2014 đến nay, với những trường hợp vi phạm trước 01/7/1014 huyện đang tích cực xử lý,...
Xác định việc chi trảđất dịch vụ cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, do vậy, những năm qua huyện Vĩnh Tường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để sớm hoàn thành việc chi trảđất dịch vụ cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 28/29 xã, thị trấn cơ bản hoàn thành việc chi trả đất dịch vụ cho nhân dân, với diện tích đã chi trả là 14,65/15,04 ha đất dịch vụ, đạt 97,4%, còn lại 01 xã (Kim Xá) chưa chi trả đất dịch vụ cho người dân với diện tích 0,39 ha chiếm 2,6%. Hiện nay, xã Kim Xá đã quy hoạch trảđất dịch vụ tại xứđồng Trằm Giang, đã được UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB, có 65/66 hộ dân có đơn đồng ý cho nhà nước thu hồi đất trước thời hạn.
Hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có 1.109 trường hợp (diện tích 24,85 ha) được giao đất không đúng thẩm quyền chưa được xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 554 trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993; 513 trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 và 42 trường hợp giao đất không đúng thẩm
quyền từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014. Các trường hợp trên đã được phân loại theo 06 nhóm và đề xuất các phương án giải quyết.
Đối với một số dự án công trình giao thông trên địa bàn huyện: Dự án đường nối từ cầu Phú Hậu đến QL2 (Dự án do tỉnh làm chủ đầu tư), hiện nay đang chờ
thông báo thu hồi đất bổ sung, sau khi có thông báo thu hồi đất bổ sung, Hội đồng BT – GPMB sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình phê duyệt phương án. Khó khăn, vướng mắc hiện nay còn 02 hộ chưa nhận tiền BT-GPMB đợt 1 do chưa đồng ý với đơn giá bồi thường; việc giải phóng mặt bằng chưa triển khai được do vẫn còn mộ chưa di chuyển được; nhân dân xã Việt Xuân đề nghị làm đường gom dân sinh để phục vụ sản xuất. Với dự án huyện Vĩnh Tường làm chủ đầu tư như đường Trung tâm huyện Vĩnh Tường – tuyến QL2 đã cơ bản chi trả tiền và bàn giao mặt bằng tại 08 xã, thị trấn. Dự án đường vành đai 3 đoạn từ xã Bình Dương QL2C – Vĩnh Sơn, hiện đang hoàn thiện hồ sơ ra thông báo thu hồi đất tại xã Bình Dương, Vĩnh Sơn, Vũ Di, dự kiến tháng 11 ra thông báo thu hồi đất và tiến hành họp thông qua chủ
trương công trình với các hộ dân nằm trong phạm vi thu hồi. Đối với dự án đường tỉnh lộ 304 đi đê tả Hồng, đang hoàn thiện hồ sơ, kiểm kê, quy chủ,...
3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường
Số liệu thống kê đất đai năm 2019, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 113.301,51 ha, các nhóm đất được thể hiện ở bảng 3.1.
Số liệu bảng cho thấy:
- Nhóm đất nông nghiệp: 9959,22 ha chiếm 69,16% diện tích đất tự nhiên. Có thể thấy đất nông nghiệp là nhóm đất chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm đất, trong đó đất được sử dụng chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với diện tích 7296,66ha chiếm 54,64%.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 4419,75ha chiếm 30,69 % diện tích đất tự
nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ diện tích lớn thứ 2. Tuy nhiên qua các năm diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng lên do nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở trên địa bàn huyện.
- Nhóm đất chưa sử dụng: 2220,74ha chiếm 15,42 % diện tích đất tự nhiên. Có thể thấy diện tích đất chưa sử dụng của xã không còn nhiều, các loại đất đã có
mục đích sử dụng cụ thể do địa phương đã có những quy hoạch cụ thể cho việc sử dụng đất. Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường năm 2019 TT Mục đích sử dụng đất Mã Tổng diện tích các loại đất (ha) Cơ cấu diện tích loại đất (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 14.400.73 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 9.959.22 69,16 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.868.93 54,64 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.296.66 50,67 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.770.40 40,07 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.526.26 10,60 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 572,27 3,97 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.874,24 13,01 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 216,06 1,50
2.1 Đất ở OTC 4.419,75 30,69
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.281,25 8,90
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1.118,02 7,76
2.2 Đất chuyên dùng CDG 163,23 1,13
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 2.220,74 15,42
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 20,91 0,15
2.2.3 Đất an ninh CAN 9,39 0,07
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp CSN 3,99 0,03
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp CSK 182,26 1,27
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 221,72 1,54
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TG 1.782,46 12,38
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TTN 12.83 0,09
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 17,86 0,12
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SMN 104,96 0,73
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 675,33 4,69
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 105,04 0,73
3 Đất chưa sử dụng CSD 1,74 0,01
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 21,76 0,15
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS
3.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của Cụm công nghiệp Đồng Sóc
3.2.1 Trình tự thực hiện theo quy định bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện Vĩnh Tường
1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm: Thực hiện theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP).
2. Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và tổ công tác đối với trường hợp nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng được giao cho Hội
đồng bồi thường thực hiện.
3. Thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm: a) Thông báo thu hồi đất:
UBND huyện có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai và Khoản 2 Điều 17 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP;
b) Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm:
Sau khi có thông báo thu hồi đất, Ủy ban nhân dân cấp xã và người sử dụng
đất có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích
đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư. Việc điều tra, khảo sát, thống kê, kiểm đếm được lập thành biên bản hoặc biểu kê có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia, chữ ký của người có đất và tài sản trong phạm vi thu hồi (hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật) có đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban bồi thường GPMB huyện; số liệu trong biên bản hoặc biểu kê không được sửa chữa tẩy xoá.
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với Ban bồi thường GPMB huyện trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất
thu hồi và Ban bồi thường GPMB huyện tổ chức vận động, thuyết phục để người sử
dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử
dụng đất vẫn không phối hợp với Ban bồi thường GPMB huyện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết
định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai;
4. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
a) Ban bồi thường GPMB huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn; Ủy ban mặt trận tổ quốc xã, thị trấn; các ban ngành đoàn thể của cấp xã, thị
trấn; Ban lãnh đạo tổ dân phố, xóm và đại diện những người có đất bị thu hồi tổ
chức niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi ngày (20 ngày) kể từ ngày
đưa ra niêm yết.
Trong thời gian niêm yết tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tiếp thu ý kiến đóng góp của các hộ gia đình, những sai sót trong phương án. Chỉnh sửa và giải thích ngay cho hộ gia đình, cá nhân những khúc mắc. Những khúc mắc không giải quyết
được ghi lại xin ý kiến chỉđạo của cấp trên.
Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp Ban bồi thường GPMB huyện có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải thích những khúc mắc trong quá trình niêm yết, hoàn chỉnh phương án kèm theo bản tổng hợp ý kiến đóng góp
b) Thẩm định Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Sau khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường GPMB có trách nhiệm gửi hồ sơ trình thẩm định phương án bồi thường đến Phòng tài nguyên và Môi trường.
Phòng Tài nguyên - Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ
thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án. Thời gian thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với dự án lớn và phức tạp thì thời gian thẩm định có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Biên bản thẩm định phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia thẩm
định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được lưu trữ tại cơ quan chủ trì thẩm định.
5. Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
b) Ban bồi thường GPMB có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cưđến từng người có đất thu hồi; gửi Thông báo về thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđã được phê duyệt. Chủđầu tư chuẩn bị nguồn tài chính phối hợp với hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư, Ban bồi thường GPMB huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn nơi có đất thu hồi tiến hành trả tiền tới các hộ gia đình có đất bị thu hồi, sau đó người có đất bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao
đất cho tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủđầu tư cắm mốc thực địa, nếu người bị thu hồi đất không bàn giao đất thì tổ chức làm nhiệm vụ
giải phóng mặt bằng báo cáo với cấp có thẩm quyền chuẩn bị phương án cưỡng chế. 6. Cưỡng chế thu hồi đất
Thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
quy định trong Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
- Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất mà người có đất bị
thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; - Sau khi đại diện của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng,
Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, phường nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao
đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;
- Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có đất thu hồi.
+ Quyết định cưỡng chế
Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quy định nêu trên, mà người bị
cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật
3.2.2. Xác định đối tượng và điều kiện đểđược bồi thường
Đối tượng và điều kiện được bồi thường theo Luật đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định chi tiết một sốđiều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số