khu đô thị Hồng Vũ
Hình 1.1. Bản vẽ quy hoạch khu đô thị Hồng Vũ, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
BƯỚC 1: THÔNG BÁO THU HỒI ĐẤT
Có quyết định thu hồi đất các cơ quan Nhà nước, có thẩm quyền phải có thông báo thu hồi đất chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp; và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Người dân có đất bị thu hồi sẽ nhận được thông báo. Người dân sẽđược thông báo thông qua các phương tiện thông tin bao gồm: tất các các thiết bị thông tin đại chúng nhưđài phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân phường (xã) (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Kế hoạch sử dụng đất là nội dung được thông báo và điều tra, khảo sát tình hình, đo đạc và kiểm đếm đất. (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Sau khi thực hiện đúng theo trình tự thủ tục trên và đầy đủ, trong trường hợp người dân có đất bị thu hồi mà chấp nhận thu hồi đất thì UBND có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đất và thực hiện kế hoạch bồi thường và giải phóng mặt bằng theo đúng quy định pháp luật. Sau đó, hỗ trợ TĐC cho người dân có đất bị thu hồi mà không cần phải chờ đến hết thời hạn ngày thông báo như quy định đã nói trên (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
BƯỚC 2: QUYẾT ĐỊNH THU HỒI ĐẤT
Trong luật đất đai 2013 quy định rất rõ UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹđất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Luật đất đai (2013), NXB Lao Động).
Đối với các trường hợp các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang định cư tại nước ngoài thì UBND cấp huyện sẽ có quyết định thu hồi đất (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Trong trường hợp khu đất cần thu hồi có cả tổ chức lẫn hộ gia đình cá nhân thì quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng sẽđược cấp bởi UBND cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đất (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Theo luật đất đai 2013 thì việc kiểm kê ddaat đai, tài sản có trên đất được thực hiện bởi UBND cấp xã phối hợp với bộ phận thực hiện nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Tuy nhiên, người sử dụng đất cũng phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn thành công việc hiệu quả và chính xác nhất (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có đất thu hồi không hợp tác thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm đểđất đai, tài sản có trên đất thì bộ phận liên quan cần có nghĩa vụ thuyết phục người dân để thực hiện nhiệm vụ (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Công tác thuyết phục khiến người dân hợp tác sẽđược tiến hành trong 10 ngày, trong 10 ngày nếu bên sử dụng đất vẫn không chịu phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật đất đai 2013 (Luật đất đai (2013), Theo điều 70, NXB Lao Động).
BƯỚC 4: LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ
Phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và TĐC được thực hiện bởi tổ chức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư cho dân trong kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng số liệu đo đạc kiểm kê ở bước 3 trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
BƯỚC 5: NIÊM YẾT CÔNG KHAI PHƯƠNG ÁN LẤY Ý KIẾN CỦA DÂN
Trong tất cả các bước đã nêu trên thì đây được coi là bước khó khăn và khó thực hiện nhất trong quy trình bồi thường, giải phóng mặt bằng. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Sau đó tổ chức sẽ tổng hợp tất cả ý kiến, yêu cầu từ người dân để bắt đầu thực hiện đối thoại trực tiếp, thỏa thuận để người dân toàn ý chấp nhận phương án bồi
thường, hoàn tất việc hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng (Luật đất đai (2013),
Theo điều 71, NXB Lao Động).
BƯỚC 6: HOÀN CHỈNH PHƯƠNG ÁN
Kế hoạch thực hiện phương án bồi thường, GPMB sẽđược các có quan chức năng có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường, GPMB dựa trên các ý kiến đóng góp từ nhân dân (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
BƯỚC 7: PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHI TIẾT VÀ VÀ TỔ CHỨC KIỂM TRA THỰC HIỆN
Quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trong 1 ngày được quy định theo điều 66 của luật đất đai 2013 (Luật đất đai (2013), Theo điều 66, NXB Lao Động).
BƯỚC 8: TỔ CHỨC CHI TRẢ BỒI THƯỜNG
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi đất, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hỗ trợ TĐC có người dân có đất thu hồi (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
BƯỚC 9: BÀN GIAO MẶT BẰNG, CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT
Sau khi hoàn thành 8 bước trên thì các cá nhân; tổ chức và người có đất bị thu hồi có trách nhiệm bàn giao mặt bằng đất sạch cho chủđầu tư sau khi nhận tiền bồi thường theo đúng thỏa thuận. Trong trường hợp người có đất bị thu hồi đất không thực hiện nghĩa vụ giao đất cho chủđầu tư thi sẽ bị cưỡng chế theo quy định của luật đất đai (Luật đất đai (2013), Theo điều 71, NXB Lao Động).
Hình 1.2. Sơ đồ bồi thường thiệt hại trong giải phóng mặt bằng khi có Quyết
định thu hồi đất