Trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 – 2018 (Trang 27 - 29)

Với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực quan trọng cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế, xã hội. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu người dân. Người bị ảnh hưởng có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, đặc biệt ở

những nước đang phát triển người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp thì đó là vấn

đề sống còn của họ. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong công tác bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư của một số nước trong khu vực và trên thế giới:

1.3.1.1. Trung Quốc

- Về bồi thường thiệt hại về đất đai: do đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên không có chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp. Tùy trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất.

- Về phương thức bồi thường thiệt hại: nhà nước thông báo cho người sử

dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm, người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu vực mới.

- Về bồi thường thiệt hại tiêu chuẩn: là giá thị trường mức giá này cũng được nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là nhà nước tác động lại chính sách thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp việc bồi thường thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất.

- Về tái định cư: các khu tái định cư và các nhà ởđược xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu với nhiều loại căn hộ. Với các nhu cầu sử

dụng khác nhau, các chủ sử dụng phải di chuyển đến được. Chính quyền chú ý điều kiện về việc làm. Đối với các đối tượng chính sách xã hội, thì nhà nước có chính sách xã hội riêng. (Hà Thanh Tùng, 2013)

1.3.1.2. Nhật Bản

Sau hai lần tiến hành hai cuộc cải cách ruộng đất lần thứ nhất và lần thứ hai thì tại Nhật Bản đã ban hành luật đất đai nông nghiệp. Luật này quy định rõ hơn về

những biện pháp đặc biệt, nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất đai của người làm nông nghiệp. Trước yêu cầu của việc hình thành các hợp tác xã ở nông thôn, Nhật Bản quy

định hộ gia đình thỏa thuận về quyền quản lý và quyền sử dụng đất đai là quyền sở

hữu đất đai của hộ gia đình thành viên tham gia hợp tác xã. Đối với đất canh tác ít nhưng nhu cầu mở rộng diện tích đất công nghiệp, dịch vụ, giao thông và hệ thống

kết cấu hạ tầng rất lớn, để giải quyết hài hòa giữa yêu cầu sử dụng đất cho nông nghiệp và đất dùng cho nhu cầu kinh tế-xã hội khác, Nhật Bản ban hành luật về tổ

chức lại ngành nông nghiệp ở những vùng cần phát triển và các biện pháp kinh tế

hành chính được tiến hành nhằm cùng một lúc đáp ứng các yêu cầu đề ra. Ưu tiên đất cho nông nghiệp thâm canh tăng năng xuất nông nghiệp, để giải quyết mâu thuẫn giữa đất canh tác ít là bắt buộc bớt một phần đáng cho các yêu cầu khác cho phát triển nông thôn, đô thị hóa hiện đại hóa. Do đó Nhật Bản sớm trở thành quốc gia có nhiều loại cây trồng đạt năng suất cao nhất thế giới. Có chính sách cụ thểđể thúc đẩy việc giành đất đai về phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông như vậy chính sách

đất đai của Nhật Bản vừa từng bước đẩy hiệu quả sử dụng đất dành cho nông nghiệp, vừa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

đô thị hóa. Để hình thức sở hữu đa dạng, kể cả thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai, nhà nước vẫn có quyền mang theo luật pháp để thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế-xã xã hội của đất nước. (Lê Anh Quân, 2014)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 – 2018 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)