Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất,bồi thường,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 – 2018 (Trang 76)

thường, h tr và tái định cư ti mt s d án trên địa bàn thành ph Phúc Yên

3.4.2.1. Giải pháp khách quan

* Giải pháp hoàn thiện về chính sách, pháp luật

- Về giá đất bồi thường chưa phù hợp với thực tế nên còn nhiều đơn thư, kiến nghị liên quan tới nội dung này. Kiến nghị với Hội đồng thẩm định giá đất xem xét báo cáo kết quả thẩm định giá của đơn vị tư vấn xác định giá đất bồi thường trên cơ

sở sát với giá trị thực tế hơn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và mức độ đô thị hóa; đảm bảo giá đất, khung giá đất khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với giá đất, khung giá đất trên thị trường (có thể xem xét bổ sung nguyên tắc xác định giá đất như tham khảo giá trị giao dịch thực tế trên thị trường đối với thửa

đất cùng địa bàn, cùng thời điểm, cùng mục đích sử dụng...)

- Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn

đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đưa lại. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ

trợđào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động…

- Hình thức và phương thức bố trí tái định cư: Do hiện nay quỹ tái định cư cho các dự án của Thành phố còn chưa có sẵn hoặc có nhưng không đủđể bố trí cho các hộ dân phải di chuyển để GPMB dự án. Do vậy, để khắc phục khó khăn này, cần nghiên cứu, xem xét chính sách để khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư bằng các nguồn vốn tự có hoặc xã hội hóa…

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách liên quan đến thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư mang tính chất ổn định lâu dài. Tránh tình trạng trong cùng một dự án nhưng có nhiều văn bản chồng chéo, điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tâm lý nhà đầu tư và người bị thu hồi đất.

- Cơ chế chính sách tạo ra sự chênh lệch giá BT GPMB khi Nhà nước thu hồi

đất và các dự án thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, dẫn đến việc người dân có sự so bì; Sự xung đột giữa các hộ dân trong cùng dự án, hoặc giữa các dự án trong cùng khu vực do có sự thay đổi vềđơn giá bồi thường GPMB.

* Giải pháp hoàn thiện về tổ chức thực hiện

- Kiện toàn bộ máy làm việc chuyên trách của các tổ chức tham gia thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực về công tác GPMB.

- Quá trình giải quyết phải đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành từ bước lập quy hoạch, thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và niêm yết công khai phải đảm bảo minh bạch.

- Công tác điều tra, xác minh phải chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng để áp dụng chính sách cho phù hợp và không làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Các hộ dân cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi thực hiện

đầy đủ các bước theo trình tự thì phải có biện pháp kiên quyết xử lý phù hợp với quy

định pháp luật thể hiện tính công bằng và minh bạch của pháp luật.

- Nghiêm khắc xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ

sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhân dân và Nhà nước.

- Cần có cơ chếđặc thù đối với Hỗ trợđối với đất vườn, ao trong khu dân cư

nông thôn.

- Sửa đổi việc bồi thường đối với phần diện tích đất nông nghiệp được giao sau khi đo đạc thực tế nhiều hơn so với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ quy định về Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn so với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất “...thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế” (phần tăng thêm chỉđược 3 khoản: Đất, hỗ trợ hoa màu, hỗ trợ GPMB).

hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo

đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn”. Tức là nếu người sử dụng đất đề nghị cấp đổi GCN QSD đất theo diện tích đo đạc thực tế và được cấp khi nhà nước thu hồi sẽđược bồi thường, hỗ trợđủ 5 khoản (Đất; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ chuyển

đổi nghề và tìm kiếm việc làm; Hỗ trợ hoa màu; hỗ trợ GPMB).

Như vậy, trong cùng một khu có cùng mục đích sử dụng đất nhưng có hộ được cấp GCNQSD đất, có hộ chưa được cấp giấy CNQSD đất thì chếđộ chính sách về bồi thường hỗ trợ GPMB khác nhau dẫn đến người dân có sự so sánh, đòi hỏi.

3.4.2.2. Giải pháp chủ quan

* Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

- Tăng cường công tác đối thoại, tuyên truyền, vận động, giải thích, giải quyết triệt để các đơn thư, kiến nghị và có văn bản trả lời ngay nhằm hạn chế đơn thư

vượt cấp; đảm bảo sựổn định chính trị trên địa bàn. Đồng thời, tổng hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác GPMB các dự án, tham mưu UBND Thành phố có văn bản báo cáo kịp thời UBND Tỉnh xem xét giải quyết chính sách đặc thù

để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người có đất bị thu hồi nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

- Kiến nghị với Tỉnh Ủy tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ giúp UBND Thành phố, Hội đồng BTHT&TĐC Thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động sâu

đối với các trường hợp khó, phức tạp để đảm bảo tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn quận, đặc biệt các dự án trọng điểm của Tỉnh và Thành phố theo kế hoạch đề ra.

* Giải pháp tăng cường về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

song song với việc thành lập các Tổ công tác giúp việc Hội đồng để thực hiện các dự án cụ thể.

- Số lượng cán bộ tại Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thành phố Phúc Yên: Đề xuất khoảng 20 cán bộ làm công tác bồi thường GPMB nhằm đáp ứng

được nhiệm vụ, chức năng được giao

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động và chức năng Ban bồi thường của huyện. Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho tổ chức bộ máy chuyên trách rõ ràng, sẽ giảm bớt các đầu mối phải làm các thủ tục hành chính, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Đồng thời đề cao trách nhiệm phối hợp giải quyết công việc khi có một tổ chức đứng ra chủ trì xem xét các vấn đề có liên quan đến nhiều ngành quản lý Nhà nước.

- Tăng cường việc tập huấn, đào tạo để nâng cao năng lực, kinh nghiệm của

đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chuyên môn.

3.4.2.3. Các giải pháp khác

* Ứng dụng công nghệ thông tin

- Xây dựng phần mềm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Hiện nay, việc lập dự thảo phương án BTHT&TĐC mất nhiều thời gian, hay phải chỉnh sửa số liệu, công thức tính; đôi lúc còn chưa thống nhất về biểu mẫu.

Do vậy, để nhằm đẩy nhanh tiến độ lập phương án BTHT&TĐC, nâng cao chất lượng và thống nhất về nội dung, trình bày trang biểu mẫu phương án BTHT&TĐC, đồng bộ hóa Quyết định phê duyệt phương án và Quyết định thu hồi

đất, UBND Thành phố nên xem xét, cho thuê đơn vị xây dựng phần mềm lập phương án BTHT&TĐC (Nội dung: Trình bày bảng biểu phương án chi tiết theo quy định; Kết nối số liệu nhằm tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định phê duyệt phương án BTHT&TĐC; Kết nối thông tin về phương án tới phòng Tài nguyên và Môi trường để phục vụ việc tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết

định thu hồi đất).

Đối tượng áp dụng: Đơn vị trực tiếp thực hiện (Chủđầu tư).

- Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng nội bộ, kết hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về

Thực trạng hiện nay, công tác tổng hợp báo cáo chậm, còn nhiều mâu thuẫn về

số liệu, chưa kịp thời phục vụ công tác chỉđạo.

Để phục vụ công tác tổng hợp và trao đổi thông tin về GPMB, phục vụ Lãnh

đạo chỉ đạo về công tác GPMB cũng như Quản lý đất đai, Quản lý đô thị, … trên

địa bàn Thành phố, UBND Thành phố có thể xem xét để cho thuê đơn vị xây dựng phần mềm sử dụng hệ thống mạng nội bộ kết hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về GPMB phục vụ công tác chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo (Nội dung: Theo dõi, quản lý về khối lượng công việc theo chức năng, nhiệm vụ; Cập nhật tiến độ thực hiện dự án).

Đối tượng áp dụng: Lãnh đạo UBND Thành phố; Bộ phận Thường trực của Hội đồng BTHT&TĐC.

* Về xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người có đất thu hồi

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án, báo cáo Hội đồng Bồi thường GPMB, UBND thành phố có thể đối thoại để giải quyết hoặc có văn bản báo cáo UBND Tỉnh xem xét, giải quyết chính sách đặc thù đểđảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người có đất bị

thu hồi nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án. Từđó, giảm thiểu đơn thư, khiếu nại, tố

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Kết quả thu hồi đất tại dự án Khu nhà ở đô thị Nam Phúc Yên là 175.900 m2

(bao gồm 97.759,0 m2 đất nông nghiệp và 78.140,9 m2 đất tổ chức, sông, giao thông); tại dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.301 là 73.553,8 m2 (bao gồm 2.711,4 m2 đất

ở, 5.135,4 m2 đất nông nghiệp và 65.707 m2 đất cơ quan, giao thông). Việc thực hiện và áp dụng giá bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất được thực hiện nghiêm túc, áp dụng tính giá chặt chẽ theo từng loại đất, từng khu vực, vị trí cụ thể

theo các Quyết định của UBND Tỉnh. Giá bồi thường hỗ trợ về cây cối, hoa màu trên đất cũng được thực hiện thống nhất ở cả 2 dự án theo quy định. Tuy nhiên, nếu so với mức giá trên thị trường thì mức giá bồi thường hiện nay vẫn thấp, chưa đáp

ứng được nhu cầu tái tạo lại tư liệu sản xuất mới của người nông dân phải chuyển sang lĩnh vực sản xuất khác hoặc các hộ phải chuyển đổi mô hình, địa điểm kinh doanh mới khi Nhà nước thu hồi đất.

Trong quá trình triển khai thực thi các dự án thì các chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của các dự án nhìn chung khá tốt, thực thi nghiêm túc, giảm bớt khó khăn và góp phần giúp cho người dân khắc ổn định lại đời sống, kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân cho rằng các khoản hỗ trợ là còn thấp hơn so với thị trường hiện hành, qua đó phần nào đã gây không ít thiệt thòi cho người dân. Bên cạnh đó, chính sách tái định cư lại chưa đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của người bị thu hồi đất cho nhu cầu vào ở khu tái định cư, các dự án trong khi triển khai thường không khảo sát hết các nhu cầu về tái định cư của người dân trong diện phải di dời khi bị thu hồi đất, do vậy công tác này còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ

sở đánh giá công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 2 dự án trên

địa bàn thành phố Phúc Yên, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công tác này, đó là các giải pháp: hoàn thiện về chính sách, pháp luật; về tổ chức thực hiện; tăng cường về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; về

2. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện các nhóm giải pháp về chế độ chính sách thì Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần ban hành hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư.

Để thực hiện các nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện, UBND thành phố Phúc Yên; Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phúc Yên; UBND các xã, phường nơi có đất thu hồi căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp quy thực hiện công tác GPMB theo đúng trình tự, quy định, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ

trợ và tái định cưđúng luật, đúng đối tượng. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để có những điều chỉnh phù hợp nhưng phải trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền và Hội đồng bồi thường các cấp về công tác quản lý, tổ chức thực hiện công tác thu hồi

đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi phải được tiến hành đồng thời với việc lập kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp và việc đào tạo phải mang tính bắt buộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quỳnh Anh (2017), Chi cục quản lý đất đai Vĩnh Phúc, “Đề xuất mốt số

giải pháp để hoàn thiện công tác BTHTTĐC”, trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 116/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về Bồi thường, hỗ

trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số

84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của chính phủ.

4. Bộ TN & MT (2007), báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất đai, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 – 2018 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)