Thủ tục thu hồi đất và quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 – 2018 (Trang 47 - 52)

Bước 1: thông báo thu hồi đất và phát tờ khai

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi

đất bao gồm: kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, đồng thời cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phát tờ rơi tới người có đất thu hồi. Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến

đến người dân trong khu vực có đất, thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin

đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, phường, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Bước 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo

đạc, kiểm đếm.

Sau khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền, UBND cấp xã, phường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm

đếm. Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, xác định diện tích

đất thống kê, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, phường, Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam cấp xã, phường nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức vận động, thuyết phục thì người sử dụng đất thực hiện trong thời hạn 10 ngày. Kể từ ngày được vận động, thuyết phục là người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức thực hiện làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì chủ tịch UBND cấp thành phố ban hành quyết định bắt buộc người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành, UBND cấp thành phố ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại điều 70 của luật đất đai năm 2013.

Bước 3: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cưđối với các tổ chức cá nhân, hộ gia đình bị

thu hồi đất. Trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp, áp giá tính giá trị bồi thường vềđất, tài sản trên đất, phương án tái

định cư. UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp thành phố có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng phù hợp với điều kiện phong tục tập quán của từng vùng miền. Dự án tái định cư độc lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

nhưng phải đảm bảo có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Khu tái định cư được lập trong một hoặc nhiều dự án nhà ở, đất ở trong khu tái định cưđược bố trí theo nhiều cấp ngành nghề, mức diện tích khác nhau, phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

Bước 4: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân .

Sau khi phương án bồi thường được thông qua, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã, phường nơi có đất thu hồi, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi

đất. Hình thức lấy ý kiến là tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có

đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

tại trụ sở UBND cấp xã, phường, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có

đất thu hồi. Thời gian tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân trong khu vực có đất bị thu hồi ít nhất là 20 ngày kể từ ngày niêm yết. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, phường, đại diện UBND mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, phường, đại diện những người có đất thu hồi. Tổ

chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến

đóng góp bằng văn bản khi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp với UBND cấp xã, phường nơi có đất thu hồi. Tổ chức đối thoại với những trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoàn chỉnh, phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Bước 5: Chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm chủ tịch và các thành viên hội đồng có trách nhiệm như sau:

Thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo cơ quan tài nguyên và môi trường, các thành viên lãnh

đạo cơ quan tài chính, lãnh đạo cơ quan xây dựng; ngoài ra chủ tịch Hội đồng thẩm

thanh tra, văn phòng UBND, mặt trận tổ quốc và các cơ quan khác có liên quan. Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cưđược thành lập theo quyết định của UBND cùng cấp có trách nhiệm thẩm định đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phân cấp.

Sau đấy, hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp tỉnh thực hiện thẩm định đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất có diện tích liên quan đến hai huyện, thị xã, thành phố trở lên. Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện thực hiện thẩm định đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện.

Bước 6: Trình cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

UBND cấp có thẩm quyền quy định tại điều 66 của luật đất đai năm 2013, quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày. UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất có liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố trở

lên. Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố phê duyệt phương án bồi thường

đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện. Tất cả các phương án do Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt định kỳ hàng tháng phải gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, kiểm tra.

Bước 7: Tổ chức việc thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã, phường phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, phường và

địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđến từ người có đất thu hồi trong đó ghi rõ về mức độ bồi thường, hỗ trợ bố trí nhà hoặc đất tái định cư nếu có thời gian. Địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư. Nếu có thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ

chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt. Trường hợp người có đất thu hồi

không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ

chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục

để người dân thu hồi thực hiện. Nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất, thì bị cưỡng chế theo quy định tại điều 71 của luật đất đai năm 2013.

Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường theo quy định tại điều 93 luật đất đai năm 2013.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan tổ chức có trách nhiệm bồi thường và chi trả tiền bồi thường hỗ trợ cho người có đất thu hồi, trường hợp cơ

quan tổ chức có trách nhiệm bồi thường thậm chí trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi ngoài tiền bồi thường hỗ trợ theo phương án bồi thường hỗ trợ tái định cưđược cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức chậm nộp theo quy

định của luật quản lý thuế (tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả). Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai

đối với nhà nước theo quy định của pháp luật, thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước. Nghị định số 47/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cùng quy định rõ tại điều 30 cụ thể là: khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vềđất đai bao gồm: quyền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho nhà nước nhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp số tiền, chưa thực hiện nghĩa vụ

tài chính này được xác định theo quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất thuê, tiền thuê đất, thuê mặt bằng, trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính

đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường, hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi số tiền chênh lệch đó. Hộ gia đình, cá nhân

được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợ vào số tiền đểđược giao đất ở mua nhà ở, thì nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó.

Ý kiến được bồi thường chưa được thực hiện nghĩa vụ tài chính, còn tiền

được bồi thường vềđất liền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất nếu còn, không trừ các khoản tiền được bồi thường khi chi phí di chuyển bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ và khoản tiền chưa được thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, trường hợp diện tích

đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong, thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào kho bạc nhà nước, từ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.

Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất và quản lý đất đã thu hồi Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, trường hợp người có đất bị thu hồi không bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại điều 71 luật đất đai 2013. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 – 2018 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)