PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH 1 Nhận xét về các phản ứng hóa học của muố

Một phần của tài liệu Hoa hoc 9 (Trang 32 - 35)

1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối

Phản ứng trong dung dịch của muối với axit, với bazơ, với muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau để tạo ra những hợp chất mới:

BaCl2 (dd) + Na2SO4 (dd) → BaSO4 (r) + 2 NaCl (dd) CuSO4 (dd) + 2NaOH (dd) → Cu(OH)2 (r) + Na2SO4 (dd) Na2CO3 (dd) + H2SO4 (dd) → Na2SO4 (dd) + CO2 (k) + H2O (l)

2. Phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Chú thích: Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

33

Ghi nhớ:

1. Tính chất hóa học của muối: phản ứng thế với kim loại, phản ứng trao đổi với axit, với muối, với bazơ và có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

2. Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới không tan, hoặc chất khí.

BÀI TẬP

1. Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:

a) chất khí; b) chất kết tủa.

Viết các phương trình hóa học.

2. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.

3. Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:

a) Dung dịch NaOH; b) Dung dịch HCl; c) Dung dịch AgNO3.

Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.

4. Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không:

* Na2CO3 - Pb(NO3)2: - Bacl2: * KCl - Pb(NO3)2: - BaCl2:

* NaCl2 - Pb(NO3)2: - Bacl2: * NaNO3 - Pb(NO3)2: - Bacl2:

Viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).

5. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a) Không có hiện tượng nào xảy ra.

b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn và viết phương trình hóa học, nếu có. 6*. Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.

c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.

34

Bài 10 (1 tiết) MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG

Chúng ta đã biết những tính chất hóa học của muối. Trong bài này các em sẽ tìm hiểu về hai muối quan trọng là natri clorua và kali nitrat.

I – MUỐI NATRI CLORUA (NaCl)1. Trạng thái tự nhiên 1. Trạng thái tự nhiên

Cho nước biển bay hơi nước, ta được chất rắn là hỗn hợp của nhiều muối, thành phần chính là natri clorua (trong 1 m3 nước biển có hòa

tan chừng 27 kg muối natri clorua, 5 kg muối magie clorua, 1 kg muối canxi sunfat và một khối lượng nhỏ những muối khác).

Ngoài ra, trong lòng đất cũng chứa một khối lượng lớn muối natri clorua kết tinh, gọi là muối mỏ. Mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn có trước đây hàng triệu năm. Nước hồ bị bay hơi, còn lại muối natri clorua kết tinh thành những vỉa dầy trong lòng đất.

2. Cách khai thác

* Ở những nước có biển hoặc hồ nước mặn, người ta khai thác NaCl từ nước mặn ở trên. Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh (hình 1.23).

* Ở những nơi có mỏ muối, người ta khai thác muối bằng cách đào hầm hoặc giếng sâu qua các lớp đất đá đến mỏ muối. Muối mỏ sau khi khai thác, được nghiền nhỏ và tinh chế để có muối sạch.

35

3. Ứng dụng

Muối natri clorua có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Sơ đồ sau cho biết một số ứng dụng quan trọng của natri clorua.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 9 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w