CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Hoa hoc 9 (Trang 88 - 90)

Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa cacbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín được thể hiện trong hình 3.17.

Ghi nhớ:

1. H2CO3 là axit yếu, không bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O. 2. Muối cacbonat có những tính chất hóa học sau: tác dụng với dung dịch axit mạnh, với dung dịch bazơ, dung dịch muối; dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2 (trừ Na2CO3, K2CO3…).

3. Một số muối cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuốc chữa bệnh, bình cứu hỏa, v.v…

91

Em có biết?

Trong các hang động như động Hương Tích (Chùa Hương), động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ (Vịnh Hạ Long), động Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động ở nhiều địa phương khác có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ mắt và rất đẹp (hình 3.18).

Đó chính là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3.

Thành phần chính của núi đá vôi là CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua khe đá vào trong hang động. Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn, không tan. Quá trình này xảy ra liên tục, lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau.

CaCO3 (r) + H2O + CO2 … Ca(HCO3)2 (dd)

BÀI TẬP

1. Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hóa học.

2. Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.

3. Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau: 4. Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau? a) H2SO4 và KHCO3; b) K2CO3 và NaCl; c) MgCO3 và HCl; d) CaCl2 và Na2CO3; e) Ba(OH)2 và K2CO3.

Giải thích và viết các phương trình hóa học.

5. Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

92

Silic và hợp chất của silic có tính chất và ứng dụng gì? Kí hiệu hóa học: Si.

Nguyên tử khối: 28.

I – SILIC

1. Trạng thái thiên nhiên

Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất. Trong thiên nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).

2. Tính chất

Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn.

Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo. Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit: Si (r) + O2 (k) … SiO2 (r)

Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời…

II – SILIC ĐIOXIT (SiO2)

Silic đioxit là oxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ tạo thành muối silicat ở nhiệt độ cao:

SiO2 (r) + 2NaOH (r) … Na2SiO3 (r) + H2O (h) Natri silicat

SiO2 (r) + CaO (r) … CaSiO3 (r) Canxi silicat Silic đioxit không phản ứng với nước.

Một phần của tài liệu Hoa hoc 9 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w