Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Đánh giá tương quan giữa kiến thức, thái độ và hành vi của người dân đối với việc sử dụng nhựa một lần tại khu vực quận thủ đức và quận 9bằng phương pháp thống kê anova (Trang 32)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.11. Kết luận chương 1

Chương 1 đã tìm hiểu các quan điểm lý thuyết khác nhau những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần. Từ đó, một mô hình lý thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm nhựa một lần của người dân ở địa bàn

24

quận Thủ Đức và quận 9, đã được đề xuất với 04 thành phần chính: (1) Nhận thức, thái độ; (2) Tác nhân ảnh hưởng; (3) Sản phẩm thị trường; (4) Hành vi của mọi người. Các nguyên nhân dẫn đến thang đo trên ảnh hưởng đến hành vi cũng được chúng tôi chú ý quan tâm thông qua thống kê các câu hỏi nhiều lựa chọn đưa ra trong quá trình khảo sát.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng đầu tiên khi người nghiên cứu bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu. Mục đích của phương pháp là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê. Các bước nghiên cứu tài liệu thường trải qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội dung các nghiên cứu trước đó.

2.1.2. Phương pháp phân tích, thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiẹn tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

2.1.3. Phương pháp thống kê Anova

Phân tích phương sai (analysis of variance-ANOVA) là phương pháp thống kê để phân tích tổng quy mô biến thiên của biến số phụ thuộc (tổng đó tổng quy mô biến thiên được định nghũa là tổng các độ lệch bình phương so với số bình quân của nó) thành nhiều phần và mỗi phần được quy cho sự biến thiên của một biến giải thích cá biệt hay một nhóm các biến giải thích. Phần còn lại không thể quy cho biến nào được gọi là sự biến thiên không giải thích được hay phần dư. Phương pháp này được dùng để kiểm định giả thuyết 0 nhằm xác định xem các mẫu thu được có được rút ra từ cùng một tổng thể không. Kết quả kiểm định cho chúng tôi biết các mẫu thu được có tương quan với nhau hay không.

Phân tích phương sai một yếu tố (còn gọi là oneway anova) dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là 5%.

26

2.2. Phương pháp điều tra xã hội học.

Đáp ứng được việc thu thập đầy đủ, các yêu cầu cần thiết để thực hiện xử lý và phân tích số liệu, thuận tiện trong quá trình khảo sát.

2.2.1. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát: Người dân sống trong khu vực quận Thủ Đức và quận 9 từ 11 tuổi trở lên

Xác định kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m , m là số lượng câu hỏi trong bài. Mô hình nghiên cứu trong luận văn bao gồm 4 thành phần, 10 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ (105) 110 mẫu trở lên. Số lượng mẫu dùng nghiên cứu là 930 mẫu nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.

-Tiến hành khảo sát 930 người dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại quận Thủ Đức và quận 9 .

-Xử lý số liệu qua các phương pháp phân tích thống kê mô tả để tổng hợp số mẫu hợp lệ.

- Nội dung phiếu phỏng vấn được thiết kế riêng cho một số đối tượng nêu trên, với các nội dung như sau:

- Thông tin cá nhân: Họ tên, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập.

- Hiện trạng sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và quản lý chất thải nhựa. - Thái độ đối với việc phân loại, tái chế, tái sử dụng và từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

- Nhận thức đối với rác thải nhựa ở khu vực Thủ Đức và Quận 9.

- Đánh giá sự sẵn lòng tham gia khi thực hiện các chủ trương chính sách và phương pháp dùng sản phẩm xanh thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần.

-Phạm vi nghiên cứu: quận Thủ Đức, quận 9 thành phố Hồ Chí Minh. -Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020.

27

Từ đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức, phân tích các yếu tố tác động và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu được lượng rác thải nhựa phát sinh ra ngoài môi trường.

2.2.2. Phiếu khảo sát online

Khảo sát online là hình thức đăng link phiếu khảo sát lên các diễn đàn, trang mạng để tiết kiệm được thời gian mà người dân có thể làm khảo sát bằng phương tiện cá nhân của mình mà không cần ra ngoài.

Để thực hiện khảo sát online trước tiên cần tạo biểu mẫu khảo sát sau đó đưa lên các diễn đàn.

Nhóm khảo sát bằng cách này thường tập trung vào lứa tuổi học sinh, sinh viên, hoặc một số bộ phận nhân viên văn phòng.

Đường link khảo sát:

https://docs.google.com/forms/d/1ONrkpIIQL9YLJIR2DKNkOyqJoqE_g9TE1K99 6jKB5eI/edit

2.2.3. Phiếu khảo sát offline

Khảo sát offline là hình thức gặp trực tiếp giữa người điều tra và người được điều tra. Trò chuyện với người dân địa phương, nội dung không theo một trật tự có sẵn mà tùy thuộc vào diễn biến của câu chuyện. Khảo sát offline được sử dụng để khảo sát người dân thông qua phiếu câu hỏi điều tra.

Các biểu mẫu sẽ được in bằng giấy và phát cho mọi người nhằm thực hiện đánh giá một cách tốt nhất.

Nhóm khảo sát bằng phương pháp này có thể là mọi người trên đường phố, xung quanh các khu vực khảo sát.

2.3. Phân tích số liệu

Phân tích số liệu thống kê phân nhóm các phương pháp phân tích số liệu ra làm hai nhóm: Nhóm các phương pháp thăm dò và nhóm các phương pháp khẳng định. Nhóm

28

các phương pháp thăm dò thường được sử dụng để phát hiện, khám phá những điều mà số liệu có thể nói cho ta biết bằng cách sử dụng số học cơ bản và dễ dàng giúp ta vẽ lên những bức tranh tóm lược từ những con số. Nhóm các phương pháp khẳng định sử dụng ý tưởng từ lý thuyết xác suất bằng các phép thử để trả lời cho những câu hỏi cụ thể. Xác suất có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định, bởi vì nó cung cấp một cơ chế cho việc đo lường, biểu diễn và phân tích những điều không biết trước có liên quan đến các sự kiện trong tương lai.

Số liệu phân tích trong bài đa số thuộc nhóm các phương pháp thăm dò.

Dựa vào các số liệu đã khảo sát tạo thành một bảng dữ liệu sau khi đã loại bỏ các số liệu ảo, nhằm giúp thống kê và mã hóa lại chi tiết các số liệu qua đó sử dụng các số liệu này một cách hợp lí nhằm làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức thái độ và hành vi của người dân.

2.4. Đánh giá số liệu

Việc lựa chọn các số liệu phân tích thống kê được đánh giá và loại bỏ các số liệu chưa phù hợp, các số liệu đã đủ để đại diện cho khu vực hay không?, các số liệu này có độ chính xác như thế nào?…

Chất lượng của các số liệu này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian thực hiện khảo sát, kinh phí cho quá trình khảo sát, thái độ của người dân khi thực hiện khảo sát…

2.5. Kiểm định thang đo

Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc cũng như thang đo sự thỏa mãn công việc nói chung. Hai công cụ xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này.

Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố.

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp thông qua phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các

29

biến (chỉ số) dùng để đánh giá sự thỏa mãn công việc có độ kết dính cao không và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không.

2.6. Phương pháp nhân tố khám phá

Sau khi các nhân tố được kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố khám phá sẽ giúp tác giả thu gọn các biến quan sát thành các biến tiềm ẩn ít hơn, có ý nghĩa hơn trong việc giải thích mô hình nghiên cứu. Một số tiêu chuẩn áp dụng khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong nghiên cứu như sau:

- Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua giá trị thống Kaiser Meyer Olkin (KMO). Theo đó, trị số của KMO lớn hơn 0.5 thì áp dụng phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu đang có.

- Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu (Garson, 2003). - Phương sai trích (variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Hair và cộng sự, 1998)

- Phương pháp trích hệ số yếu tố Pricipal components với phép xoay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

2.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng. Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Đối với các kiểm định sự khác nhau giữa các tổng thể con trong nghiên cứu ta sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai ANOVA để kiểm định. Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số Beta tương ưng strong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.

30

2.8. Phân tích phương sai

Đối với các kiểm định sự khác nhau giữa các tổng thể con trong nghiên cứu ta sử dụng kiểm định T-test và phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định, kiểm định này cũng sử dụng việc so sánh trực tiếp giá trị p-value tương ứng.

Sau khi đã chọn lọc và đánh giá các số liệu khảo sát, bằng cách sử dụng phương pháp thống kê Anova đưa ra sô liệu phân tích cho các vấn đề:

- Kiến thức của người dân về nhựa sử dụng một lần.

- Thái độ của người dân đối với việc sử dụng nhựa sử dụng một lần. - Hành vi của người dân khi sử dụng nhựa sử dụng một lần.

- Mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ và hành vi của người dân ảnh hưởng đến sử dụng nhựa sử dụng một lần.

2.9. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào những nội dung đã phân tích chúng tôi sử dụng thang đo trong bài nghiên cứu gồm có 4 phần: (1) Nhận thức, thái độ; (2) Tác nhân ảnh hưởng; (3) Sản phẩm thị trường; (4) Hành vi của mọi người. Các nguyên nhân dẫn đến thang đo trên ảnh hưởng đến hành vi cũng được chúng tôi chú ý quan tâm thông qua thống kê các câu hỏi nhiều lựa chọn đưa ra trong quá trình khảo sát.

Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu xem các biến nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và khu vực có tạo sự khác biệt đến mức độ ảnh hưởng đến hành vi sử dung nhựa sử dụng một lần hay không.

31

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

2.10. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo hình 2.2 gồm các bước sau: Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài nghiên cứu

Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nhựa sử dụng một lần, các bước cần thực hiện trước khi đi đến phân tích bằng phương pháp Anova.

Bước 2: Xây dựng thang đo

Dựa vào các yếu tố đã phân tích đưa ra thang đo phù hợp qua đó thực hiện tạo phiếu khảo sát và khảo sát thực tế thu thập số liệu.

Bước 3: Tiến hành phân tích

Hành vi sử dụng nhựa sử dụng một lần Nhận thức, thái độ Tác nhân ảnh hưởng Sản phẩm thị trường H2 H3 H1

32

Hình 2.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu

2.11. Mô tả thang đo

2.11.1. Thang đo nhận thức, thái độ

Thang đo nhận thức, thái độ đưa ra nhằm đánh giá về khả năng nhận thức và thái độ của người sử dụng nhựa sử dụng một lần của người dân. Thang đo gồm 3 câu mang tính khẳng định và được mã hóa theo bảng dưới đây:

Cơ sở lý thuyết Xây dựng thang đo

Thu thập số liệu Cronbach’s Alpha: Kiểm tra hệ số

Cronbach’s Alpha, loại bỏ các biến có tương quan biến – tổng

không phù hợp

EFA: loại các biến có trọng số EFA nhỏ, kiểm tra nhân tố và

phương sai trích được

Hồi quy: Kiểm định mô hình nghiên cứu

Phân tích Anova Viết báo cáo

33

Bảng 2.1: Mã hóa thang đo nhận thức thái độ

Nội dung Mã hóa

Tôi vẫn sẽ sử dụng túi ni lông trong thời gian tới NTTĐ 1 Tôi sẽ tái sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. NTTĐ 2 Tôi sẽ cố gắng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. NTTĐ 3

2.11.2. Thang đo tác nhân ảnh hưởng

Nhằm tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng nhựa sử dụng một lần của người dân chúng tôi thực hiện lập thang đo tác nhân ảnh hưởng. Thang đo bao gồm 3 câu mang tính khẳng định được mã hóa theo bảng.

Bảng 2.2: Mã hóa thang đo tác nhân ảnh hưởng

Nội dung Mã hóa

Tôi sẽ giảm sử dụng túi ni lông khi mọi người xung quanh giảm sử dụng.

TNAH 1

Tôi đánh giá cao nếu có chính sách rõ ràng, hướng dẫn việc sử dụng sản phẩm xanh.

TNAH 2

Nếu tôi có nhiều lựa chọn, tôi sẽ mua sản phẩm sử dụng nhiều lần để mang theo người khi đi ăn uống.

TNAH 3

2.11.3. Thang đo sản phẩm thị trường

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm xanh nhằm mục đích thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Do đó chúng tôi thực hiện thang đo về sản phẩm thị trường để tìm hiểu xem việc xuất hiện các sản phẩm này có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của người dân. Thang đo gồm 3 câu mang tính khẳng định được mã hóa theo bảng sau.

34

Bảng 2.3: Mã hóa thang đo sản phẩm thị trường

Nội dung Mã hóa

Tôi sẽ chọn sản phẩm có mức phù hợp với nhu cầu và tài chính của bản thân.

SPTT 1

Tôi quan tâm đến chất lượng của sản phẩm xanh thay thế. SPTT 2 Tôi muốn sản phẩm mua có kèm khuyến mãi, nhiều sự lựa chọn. SPTT 3

2.11.4. Thang đo hành vi sử dụng nhựa sử dụng một lần

Một phần của tài liệu Đánh giá tương quan giữa kiến thức, thái độ và hành vi của người dân đối với việc sử dụng nhựa một lần tại khu vực quận thủ đức và quận 9bằng phương pháp thống kê anova (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)