Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ môi trường toàn á (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.5.2. Các nhân tố chủ quan

Tồn tại song song với các nhân tố khách quan tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là các nhân tố chủ quan, xuất phát chủ yếu từ bản thân doanh nghiệp. Đối với các nhân tố này, doanh nghiệp có thể tự động điều chỉnh hoặc chọn lựa một cách phù hợp để phục vụ cho quá trình phát triển và đi lên của mình.

1.5.2.1. Con người

Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, nhân tố con người được thể hiện qua vai trò nhà nước quản lý và người lao động.

Vai trò của nhà quản lý thể hiện thông qua khả năng kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất để tạo lợi nhuận kinh doanh cao, giảm thiểu những chi phí cho doanh nghiệp. Vai trò nhà quản lý còn được thể hiện qua sự nhanh nhạy nắm bắt các cơ hội kinh doanh và tận dụng chúng một cách có hiệu quả nhất.

Vai trò của người lao động được thể hiện ở kiến thức, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình công việc. Nếu hội đủ các yếu tố này, người lao động sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, hạn chế hao phí nguyên vật liệu giữ gìn và bảo quản tốt tài sản, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó chính là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.5.2.2. Khả năng tài chính

Nhân tố khả năng tài chính của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:

- Quy mô vốn đầu tư

- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn - Tính thanh khoản của cơ cấu vốn đầu tư - Trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp

Tài chính là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng hầu hết các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô vốn đầu tư và khả năng huy động vốn quyết định quy mô các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Nó ảnh hưởng đến việc nắm bắt cơ hội kinh doanh lớn, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, nó ảnh hưởng tới việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.5.2.3. Công tác quản lý, giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm các giai đoạn mua sắm, dự trữ các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình tiêu

thụ. Nếu doanh nghiệp làm tốt các công tác quản lý, tổ chức trong quá trình này thì sẽ làm cho các hoạt động của mình diễn ra thông suốt, giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao khi đội ngũ cán bộ quản lý của họ là những người có trình độ và năng lực. Tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ môi trường toàn á (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)