Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ môi trường toàn á (Trang 66)

5. Kết cấu của đề tài

2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ

của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á giai đoạn 2018- 2020.

Các nhân tốt ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn nghiên cứu năm 2018-2020.

- Nhân tố môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế với các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, chính sách của Chính phủ thực hiện điều chỉnh các biến số kinh tế vĩ mô cũng như chính sách phát triển ngành sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á nói riêng. Nền kinh tế Việt Nam còn đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi, do khoảng đệm chính sách còn hạn chế nên các cú sốc bên ngoài và bên trong nước có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế. Nguồn nguyên liệu để sản xuất cũng như những thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài

tăng giá, gây tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đây là rủi ro khách quan và công ty phải tiến đến điều chỉnh giá bán sao cho hợp lý.

- Chính sách pháp lý:

Công ty hoạt động trong ngành điện-nước, đây là một trong những ngành nghề về nhu cầu thiết yếu của đời sống sinh hoạt nên công ty cũng chịu ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước như: định hướng phát triển ngành, những ưu đãi, khuyến khích hay hạn chế, các chính sách về thuế…

- Cơ cấu vốn:

Tỷ lệ cơ cấu vốn của công ty đảm bảo sự thanh khoản cho các khoản nợ phải trả của công ty. Với số nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn thu để có thể trả nợ và nợ phải trả không được vượt quá cao so với nguồn vốn chủ sở hữu. Vì nếu trường hợp rủi ro xảy ra công ty sẽ không thể đủ nguồn vốn chủ để tài trợ cho nợ phải trả.

Cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chênh lệch rõ rệt cũng cho thấy được doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, thấy rõ là số hàng tồn kho chiếm lượng rất lớn trong tài sản ngắn hạn, và chiếm tỷ lệ cao hơn cả tài sản dài hạn trong tổng tài sản.

- Chính sách bán hàng:

Công ty thực hiện chính sách tín dụng bán hàng đối với các đại lý, nhà phân phối và những khách hàng tiềm năng. Điều đó thu hút những khách hàng tiềm năng bên cạnh những chương trình ưu đãi, góp phần thúc đẩy bán hàng. Tuy nhiên, tín dụng bán hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro cho các doanh nghiệp do ảnh hưởng từ việc mất khả năng trả nợ của

các đối tác, khách hàng, điều này ít nhiều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty.

- Hoạt động marketing sản phẩm:

Hiện này, công ty đã xây dựng hệ thống, phòng ban Marketing riêng để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Song, phòng Marketing chưa cho thấy được hiệu quả thật sự dựa trên những đánh giá về tài chính như: số lượng hàng tồn kho vẫn cao, doanh thu giảm, và giảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

- Nhân tố con người:

Nhân viên phòng marketing, phòng kinh doanh và phòng dự án chưa phát huy hết năng lực, chưa đảm bảo các chỉ tiêu sản phẩm được giao. Trình độ tay nghề của công nhân chưa được nâng lên (do tùy vào từng thời kỳ thì trình độ khoa học - công nghệ sẽ thay đổi nên bắt buộc doanh nghiệp phải có những khóa đào tạo để nâng cao tay nghề của công nhân). Bên cạnh đó, với những trường hợp cán bộ quản lý trình độ chuyên môn, quản lý không phù hợp thì nên có những định hướng, giải pháp phù hợp hơn để cải thiện được hệ thống quan lý doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ

MÔI TRƯỜNG TOÀN Á GIAI ĐOẠN 2018-2020 3.1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp

Mở rộng thị trường trong nước;

Mục tiêu tăng trưởng của công ty về doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn tới 2021-2025 phấn đấu mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15% - 20%;

Từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo thu nhập tăng bình quân hàng năm từ 8% - 10% để động viên tinh thần và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Tổ chức quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty.

Tận dụng nguồn vốn của ngân hàng.

Tìm kiếm các nguồn cung cấp hàng hóa đầu vào với giá rẻ, đảm bảo chất lượng.

Không ngừng phát huy cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất thiết bị, năng suất lao động, giảm chi phí, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống, đồng thời tăng cường hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, phát triển mạng lưới tiêu thụ nhằm mục tiêu tăng doanh thu.

Không ngừng cải tiến mô hình quản lý sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ của chiến lược kinh doanh, đặc biệt trong đa dạng hóa kinh doanh.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Định kì doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá tài sản cố định giúp cho nhà quả lí nắm bắt được tình hình biến động vốn của doanh nghiệp để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.

Tăng cường việc đầu tư đổi mới tài sản cố định, chế độ bảo dưỡng và quản lý tài sản cố định hợp lý.

Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục tiêu có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Nếu doanh nghiệp không chủ động đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị thì sẽ thua kém trong cạnh tranh.

Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngủ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định.

Lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế khi tài sản cố định, máy móc thiết bị càng tiên tiến thì người lao động phải được

đào tạo một cách cẩn thận qua trường lớp để họ có thể sử dụng và quản lý chúng có hiệu quả. Vì thế trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay nghề cho công nhân. Được đào tạo và bồi dưỡng trình độ, người lao động sẽ nắm vững về mặt lý thuyết cũng như thực tế ứng dụng tài sản cố định, máy móc thiết bị. Đồng thời giúp họ có ý thức nghiêm túc trong lao động, thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định trong sản xuất.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Cũng như vốn cố định, muốn nâng cao hiệu quả vốn lưu động thì doanh nghiệp cần phải chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động và tỷ trọng vốn lưu động trong cơ cấu vốn cho hợp lí.

Trong công tác thu hồi nợ: Hàng tháng doanh nghiệp nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ quy mô, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ cũng như có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán. Cần phân loại các khoản nợ và thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi của khoản nợ đó.

Với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân của từng khoản nợ. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lí phù hợp như gia hạn nợ, thỏa ước xử lí nợ, giảm nợ. Trong trường hợp căng thẳng thì doanh nghiệp yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Mặt khác cần có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Đối với các khách hàng uy tín nhưng tạm thời gặp khó khăn trong tài chính có thể áp dụng những biện pháp gia hạn nợ. Nhưng đối với những khách hàng cố ý thanh toán

chậm trễ hoặc không thanh toán thì doanh nghiệp cần có những biện pháp mạnh, dứt khoát, thậm chí có thể nhờ sự can thiệp của chính quyền để giải quyết các khoản nợ.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó phải đảm bảo khả năng thanh toán, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Khi quyết định kí kết hợp đồng tiêu thụ, doanh nghiệp cần đưa ra những ràng buộc cụ thể, chặt chẽ. Doanh nghiệp phải quy định rõ rang khâu kí kết hợp đồng với bất kì đối tác nào, phải gắn quyền lợi và trách nhiệm về thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán.

3.2.3. Chú trọng tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thu sản phẩm phẩm

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cẩu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Nghiên cứu thị trường cả đầu vào và đầu ra. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm và phát huy những thế mạnh hiện có.

Nâng cao hiệu quả bán hàng: Đối với bất cứ doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất, giá là vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng

cũng rất quan trọng. Giá quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Và đối với khách hàng, giá cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu khi quyết định chọn mua sản phẩm.

3.2.4. Thu hút kết hợp đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ và đào tạo lực lượng công nhân, quản lý và sử dụng lao động có hiệu đào tạo lực lượng công nhân, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả

- Thu hút nguồn nhân lực:

Xây dựng công tác phân tích công việc, phân công cụ thể thực hiện công việc này, tạo cơ sở cho các công tác còn lại thực hiện tốt.

Thực hiện công tác hoạch định nguồn nhân lực theo đúng quy định và đưa ra nhiều phương án giải quyết tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tiến hành bố trí sắp xếp lại lao động phù hợp với tiêu chí đúng người đúng viêc; khả năng thực hiện công việc đảm bảo duy trì tính ổn định và tâm lý cũng như môi trường làm việc không quá nặng nề. Đồng thời doanh nghiệp cần phải khắc phục tình trạng bố trí theo cảm tính, theo áp lực cấp trên, thiếu người…

- Đào tạo nguồn nhân lực:

Việc đào tạo được tiến hành sẽ giúp cho nhân viên không bị tụt hậu so với sự phát triển xã hội, công ty Toàn Á cần tiến hành đào tạo và đào tạo lại lao động trẻ và lao động có năng lực hạn chế. Dựa vào tình hình nhân lực của công ty trong những năm gần đây, cần lựa chọn những hình thức đào tạo phù hợp có hiệu quả.

- Duy trì nguồn nhân lực:

Đánh giá kết quả thực hiện công việc phải hoàn thiện hơn nữa. Đánh giá phải thực hiện công bằng, công khai, khách quan, tránh tình

trạng phụ thuộc các mối quan hệ tình cảm. Tạo ra không khí làm việc, nhân viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.

Xây dựng hệ thống lương thưởng phù hợp với quy định của Nhà nước, phù hợp với sự biến đổi của thị trường lao động, thực hiện các chính sách lương và chính sách đãi ngộ phải đầy đủ, công bằng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân lực hoạt động tốt.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vốn càng có tầm quan trọng hơn đối với bất kỳ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một lượng vốn lớn và có cách thức quản lý đúng đắn thì sẽ đứng vững được trên thị trường.

Vốn chính là điều kiện kiên quyết để đưa doanh nghiệp đến thành công. Trong giai đoạn 2018 – 2020, tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á đã có những thay đổi quan trọng. Lượng vốn cố định trong những năm qua đang tăng dần lên, cho thấy doanh nghiệp đã quản lý rất tốt lượng vốn cũng như công tác quản lý tài chính của mình. Bên cạnh đó, vốn lưu động bình quân cũng có lượng tăng qua từng năm cho thấy rằng: doanh nghiệp muốn phát triển thì các khoản tài sản thuộc vốn lưu động phải linh hoạt và tùy thời điểm trong năm sẽ có phát sinh tăng hay giảm khác nhau để phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, khi đi vào nghiên cứu tình hình cụ thể chúng ta thấy rằng, mặc dù hiệu quả sử dụng vốn tương đối cao thông qua các chỉ số như: hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất sinh lời vốn cố định, tỷ suất sinh lời vốn lưu động, số vòng quay vốn lưu động, thời gian một vòng luân chuyển từ đó doanh thu thuần tăng từ 64.943 triệu đồng năm 2018 lên đến hơn 118.338 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là tăng từ 365 triệu đồng năm 2018 lên đến 530 triệu đồng năm 2020. Tuy nhiên do doanh nghiệp có lượng vốn bình quân tăng quá nhanh do đó đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Như vậy, trong thời gian tới đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa từ chính bản thân, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo của Giám Đốc

và sự cộng tác giúp đỡ nhau của các bộ phận trong doanh nghiệp. Huy vọng rằng, trong năm 2021 và các năm sau nữa doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả hơn và chuẩn bị tốt tư thế của mình để bước vào xu thế hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức, với những gian nan và chiến thắng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

2. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh, Giáo trình Tài chính doanh

nghiệp. NXB Học viện Tài chính.

3. Khóa luận: “Đánh giá hiệu quả sử dụng của công ty TNHH Cường Thịnh giai đoạn 2012 – 2014”, khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh Tế Phát Triển- Đại Học Kinh Tế Huế.

4. Khóa luận: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1”, khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Thăng Long.

5. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Toàn Á 3 năm 2018-2020

6. https://toana.vn/

7. https://eldata11.topica.edu.vn/

PHỤ LỤC

Phụ lục số 01

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2018 ĐVT: đồng Việt Nam CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh

Số cuối năm Số đầu năm

1 2 3 4 5 TÀI

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ môi trường toàn á (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)