5. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Cũng như vốn cố định, muốn nâng cao hiệu quả vốn lưu động thì doanh nghiệp cần phải chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động và tỷ trọng vốn lưu động trong cơ cấu vốn cho hợp lí.
Trong công tác thu hồi nợ: Hàng tháng doanh nghiệp nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ quy mô, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ cũng như có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán. Cần phân loại các khoản nợ và thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi của khoản nợ đó.
Với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân của từng khoản nợ. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lí phù hợp như gia hạn nợ, thỏa ước xử lí nợ, giảm nợ. Trong trường hợp căng thẳng thì doanh nghiệp yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Mặt khác cần có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Đối với các khách hàng uy tín nhưng tạm thời gặp khó khăn trong tài chính có thể áp dụng những biện pháp gia hạn nợ. Nhưng đối với những khách hàng cố ý thanh toán
chậm trễ hoặc không thanh toán thì doanh nghiệp cần có những biện pháp mạnh, dứt khoát, thậm chí có thể nhờ sự can thiệp của chính quyền để giải quyết các khoản nợ.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó phải đảm bảo khả năng thanh toán, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Khi quyết định kí kết hợp đồng tiêu thụ, doanh nghiệp cần đưa ra những ràng buộc cụ thể, chặt chẽ. Doanh nghiệp phải quy định rõ rang khâu kí kết hợp đồng với bất kì đối tác nào, phải gắn quyền lợi và trách nhiệm về thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán.