Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ môi trường toàn á (Trang 45 - 48)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh

2.3.1.1. Cơ cấu tài sản

Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty đầu tư vào các loại tài sản được thể hiện qua cơ cấu tài sản của công ty như sau:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty năm 2018-2020

Từ biểu đồ cho thấy phần tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chú trọng kinh doanh bán thương mại hơn là sản xuất do phần tài sản dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ. Và tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn có sự thay đổi trong khi tài sản dài hạn thì đang tăng dần qua các năm. Cụ thể, ta cùng xem bảng quy mô, cơ cấu tài sản:

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

42.348 3.582 69.526 3.184 61.161 11.512 2018 2019 2020

Bảng 2.3: Quy mô, cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty Toàn Á năm 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh Giá trị cấu Cơ (%) Giá trị cấu Cơ (%) Giá trị cấu Cơ (%) 2019/2018 2020/2019 (+/-) (%) (+/-) (%) Tài sản ngắn hạn 42.348 92.20 69.526 95.62 61.161 84.16 27.18 64.18 (8.36) -12.03 Tài sản dài hạn 3.582 7.80 3.184 4.38 11.512 15.84 (0.40) -11.11 8.338 261.56 TỔNG TÀI SẢN 45.930 100 72.710 100 72.674 100 26.78 58.31 (0.04) -0.05

(Nguồn: Trích số liệu từ báo cáo tài chính của Công ty)

Tổng tài sản của Công ty Công nghệ Môi trường Toàn Á năm 2018 là 45.930 triệu đồng: Trong đó tài sản ngắn là 42.348 triệu đồng, chiếm 92.20% ; tài sản dài hạn là 3.582 triệu đồng, chiếm 7.80% tổng giá trị tài sản. Sang năm 2019, tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2019 là 72.71 triệu đồng: Trong đó tài sản ngắn là 69.526 triệu đồng, chiếm 95.62% ; tài sản dài hạn là 3.184 triệu đồng, chiếm 4.38% tổng giá trị tài sản. Năm 2020, tổng tài sản của doanh nghiệp là 72.674 triệu đồng: Trong đó tài sản ngắn hạn là 61.161 triệu đồng, chiếm 84.16%; tài sản dài hạn là 11.512 triệu đồng chiếm 15.84% tổng số tài sản.

Năm 2019 tài sản tăng 26.78 triệu đồng, tương ứng tăng 58.31% so với năm 2018. Năm 2020 tài sản có phần giảm nhẹ so với 2019 và có sự thay đổi về tài sản dài hạn, tài sản dài hạn năm 2020 tăng khoảng 8.338 triệu đồng so với cả 2 năm 2018 và 2019 do trong năm 2020 doanh nghiệp bắt đầu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới nên phần tài sản dài hạn của doanh nghiệp có sự thay đổi rõ ràng so với những năm trước.

2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh

Để có cái nhìn khái quát hơn về quy mô và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2020, ta tiến hành phân tích cơ cấu về nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2018-2020

Nhìn vào biểu đồ, năm 2018 tỷ lệ vốn chủ sợ hữu và vốn vay (hay nợ phải trả) chênh lệch không nhiều. Vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 54% tổng nguồn vốn, tương ứng 24.745 triệu đồng, vốn vay chiếm khoảng 46% tương ứng 21.184 triệu đồng. Tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu cân bằng, doanh nghiệp vẫn ưu tiên sử dụng vốn tự có nhiều hơn vốn vay.

Nhưng vào năm 2019 và 2020 thì tỷ lệ này có sự thay đổi rõ rệt, trong đó vốn chủ sở hữu hầu như không thay đổi nhưng vốn vay tăng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 2018 21.184 24.745 2019 47.353 25.356 2020 46.951 25.722 T ri u đ n g

mạnh. Sang năm 2019, có sự chuyển dịch từ nguồn vốn chủ sở hữu sang nợ phải trả và ở năm này nợ phải trả chiếm khoảng 65% tương ứng là 47.353 triệu đồng còn vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 35% tương ứng với 25.356 triệu đồng.

Năm 2020, cơ cấu vốn không có sự thay đổi nhiều so với 2019, tỷ lệ phần trăm giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả vẫn ở mức 65% và 35% dù chênh lệch thực tế có phần thay đổi không đáng kể: Nợ phải trả năm 2020 giảm 0.402 triệu đồng so với 2019 và vốn chủ sở hữu năm 2020 tăng 0.366 triệu đồng so với năm 2019.

Qua phân tích đánh giá cho thấy cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn kinh doanh. Công ty vẫn đảm bảo an toàn trong khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn, và cơ cấu tài sản được sử dụng một cách hợp lý, chứng tỏ công ty đã chú ý tới kết hợp giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu để vừa có khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo khả năng thanh toán, bên cạnh đó việc tài trợ vốn cho tài sản hợp lý giúp công ty tiết kiệm chi phí và đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ môi trường toàn á (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)