Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN sơn BENCO VIỆT NAM (Trang 71 - 72)

Quản trị lượng tiền mặt: Vì tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kết cấu tài chính (năm 2018 là 2,86%, năm 2019 là 0,42%, năm 2020 là 3,06%) nên ít được quan tâm đến trong vấn đề cải thiện tài chính, tuy nhiên lượng tiền mặt thiếu hụt sẽ gây trở ngại trong quá trình hoạt động, làm mất tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế quản trị tiền mặt là điều cần thiết. Công ty nên lập lịch trình theo dõi sự luân chuyển của tiền mặt.

Quản lý các khoản phải thu: Thực tế năm 2020 vừa qua, công tác thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Để gia tăng doanh thu, công ty nhận bán chịu cho khách hàng, không chỉ khách hàng cũ mà cả khách hàng mới và phải đến kì sau mới thu tiền về. Chính vì vậy đã làm cho số vốn mà công ty bị khách hàng chiếm dụng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Kỳ thu tiền bình quân kéo dài ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty.

Để phát huy vai trò tự chủ về tài chính, đảm bảo tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, nhằm hạn chế tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm thấp hiệu quả kinh doanh. Công ty có thể áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:

- Với những khách hàng mua lẻ với quy mô nhỏ, công ty nên thực hiện chính sách mua hàng trả tiền ngay, không để nợ và chỉ cung cấp chiết khấu ở mức 0,1% với những khách hàng nhỏ thường xuyên.

- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Công ty nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro.

- Tăng cường các biện pháp khách hàng thanh toán tiền hàng như sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng quen thuộc, mua và đặt hàng với số lượng lớn, thanh toán sớm thời hạn. Nếu thực hiện được điều này sẽ tạo cơ hội cho công tác thu hồi tiền hàng của công ty sẽ nhanh hơn, hạn chế được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa khó đòi. Để làm được điều này, công ty có thể đưa ra một tỷ lệ chiết khấu có thể tương đương với ngân hàng hoặc cao hơn một ít để có thể thu hồi tiền hàng ngay vì điều này còn có lợi hơn là đợi khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng sau một thời gian nhất định. Hiện nay công ty đang cho phép trả chậm

60 ngày với lãi suất kỳ hạn 2 tháng là 4,5%. Công ty nên thay đổi cho phép trả chậm xuống còn 40 ngày để thu hồi nợ nhanh hơn.

Giảm hàng tồn kho: Hàng tồn kho là nguyên nhân gây ra giảm doanh thu của công ty. Đồng thời cũng làm giảm đi tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn bị đọng vốn. Hàng tồn kho có thể làm tăng chi phí của công ty do các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng không được thanh toán kịp thời. Việc giảm hàng tồn kho đến mức thấp nhất giúp công ty tránh được những rủi ro trên.

Qua phân tích thực trạng tài chính của công ty cho thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản (năm 2018 chiếm 13,46%, năm 2019 chiếm 15,55%, năm 2020 giảm xuống còn 7,96%) và có sự tăng giảm không đều qua các năm. Vòng quay hàng tồn kho thấp làm công ty thu hồi vốn chậm.

Để tiến hành giảm hàng tồn kho, công ty cần phải có chinh sách bán hàng hợp lý, bằng mọi cách marketing., khuyến mại, thu hút được khách hàng, giải phóng số lượng hàng hóa trong kho. Đẩy mạnh khâu bán hàng trực tiếp tới các chi nhánh.

Dựa trên nhu cầu xây dựng của thị trường, doanh nghiệp cần xác định một lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Sau khi đã xác định được số lượng dự trữ, doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác điều tra, theo dõi, nghiên cứu, phân tích thị trường, đưa ra dự báo biến động tình hình giá cả, lựa chọn thời điểm và cách thức mua hàng sao cho giảm tối thiểu chi phí vốn hàng tồn kho. Việc thực hiện công tác lập kế hoạch, dự báo sẽ luôn giúp doanh nghiệp lường trước và chủ động đối phó với mọi biến động thị trường.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN sơn BENCO VIỆT NAM (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)