2.2.2.1 Phân tích báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả phân tích tài chính là những thông tin vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định liên quan đến tài chính, quản lý tài chính của người chủ doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến việc ra các quyết định của những người tài trợ, đầu tư… Báo cáo tài chính mà chủ yếu là BCĐKT và báo cáo KQHĐKD là nguồn cung cấp số liệu đáng tin cậy và chân thực nhất. Từ việc phân tích kết quả kinh doanh, ta còn thấy được sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh và những rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Hiệu quả tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp có được cải thiện không hay lợi nhuận tạo ra có đủ trả lãi vay cho các chủ nợ không.Chính vì thế, công ty cổ phần sơn Benco cũng chủ yếu sử dụng hai báo cáo này. Các báo cáo này được phòng kế toán tổng hợp và
Bảng 2.2: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1. Doanh thu bán hàng 57.566,4 42.275,1 49.798,9 2. Doanh thu thuần 57.566,4 42.275,1 49.798,9
3. Giá vốn hàng bán 44.823,9 38.798,4 41.551,4
4. Lợi nhuận gộp 12742,5 3.476,7 8247,5
5. Doanh thu tài chính 568,4 3 2,4
6.Chi phí tài chính 974,1 450,7 592,3
7. Trong đó: Chi phí lãi vay 974,1 0 0 8. Chi phí quản lý kinh doanh 3.335,1 3.334,2 2.695,6
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 9001,7 (305,3) 4962
10. Thu nhập khác 64 126,9 139,8
11. Chi phí khác 1 0 72,9
12.Lợi nhuận khác 63 126,9 66,8
13.Tổng lợi nhuận trước thuế 9064,7 (178,4) 5028,8
14. Chi phí thuế DN 111,3 0 73,8
Lợi nhuận sau thuế 8953,4 (178,4) 4955
(Nguồn: Số liệu được trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2018-2020)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu tài chính của công ty có xu hướng tăng trong một năm trở lại đây, có thể nói đây là xu hướng phát triển lạc quan của doanh nghiệp. Tuy nhiên trên đây mới chỉ là một số nét khái quát về kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty, mới chỉ đem lại cái nhìn tổng quan. Muốn khẳng định hiệu quả hoạt động kinh doanh thì cần phải xem xét ở nhiều phương diện hơn.
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm ta thấy tình hình tài chính công ty có chút bất ổn, không ổn định trong năm 2019 so với năm 2018 và tăng trở lại trong năm 2020. Cụ thể:
- Về tình hình doanh thu
+ Doanh thu bán hàng:
Doanh thu năm năm 2019 giảm 15291,3 trđ tương đương 73,43%, năm 2020 tăng 7523,8 trđ so với năm 2019 tương đương tăng 84,89%. Điều này cho thấy rằng việc phân tích thị trường và thực thi chiến dịch quảng cáo trong năm 2020 đã được chú trọng hơn so với năm trước. Công ty sơn Benco Việt Nam qua việc phân tích thị trường đã tập trung vào thị hiếu của khách hàng khi đưa ra những dòng sản phẩm với các màu sắc độc, lạ và bắt mắt. Công ty đã thu hút khách hàng, lấy được các hợp đồng với các chi nhánh, đại lý bán buôn, bán lẻ, tập trung vào nhu cầu của khách hàng hiện tại, kéo theo doanh số bán hàng tăng. Đặc biệt công ty có những chính sách ưu tiên cho các khách hàng sử dụng sản phẩm tốt.
+ Doanh thu hoạt động tài chính
Năm 2019 giảm 46,27% so với năm 2018 tương đương 523,4 trđ chứng tỏ công ty không được hưởng nhiều chiết khấu thanh toán khi mua nguyên vật liệu đầu vào sản xuất.
- Về tình hình chi phí
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán của công ty năm 2019 giảm đáng kể so với năm 2018, cụ thể là giảm 6025,5 trđ tương ứng với 13,44%. Điều này có thể giải thích là công ty đã phần nào mở rộng sản xuất nhưng chưa tăng được năng suất, sản lượng… Năm 2020, giá vốn hàng bán 2753 trđ, tương đương 6,625%. Giá vốn tăng còn do giá mua vào của nguyên vật liệu cao hơn so với năm 2019. Điều này cũng khiến giá thành sản phẩm đầu ra tăng. Ngoài ra, giá vốn hàng bán tăng lên do sự gia tăng trong hoạt động sản xuất kéo theo sự gia tăng chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất.
Lợi nhuận gộp về bán hàng năm 2019 giảm tới 9265,8 trđ tương đương với 72,71% so với năm 2018. Năm 2020, lợi nhuận gộp tăng 4770,8 trđ tương đương với 57,84%.
+ Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay của công ty năm 2018 là 974,1 trđ khi đó công ty vay để đầu tư mở rộng thêm cơ sở kinh doanh nhưng đến năm 2019 vag 2020 thì không còn vay nên lãi vay bằng 0.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm 2019 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không đáng kể, nếu doanh thu giảm chi phí lại tăng thì đó là điều rất đáng lo ngại nhưng may là chi phí tăng rất ít. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, công ty cần tiết kiệm trong các khoản chi tiêu hoặc tăng lợi nhuận trong ngắn hạn. Và thực tế, năm 2020, chi phí quản lý đã giảm 638,6 tđ tương đương với 19,15%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, song công ty vẫn cần tăng cường hơn nữa để cải thiện tình hình công ty trong những năm sắp tới.
- Về tình hình lợi nhuận
+ Lợi nhuận sau thuế
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao so với doanh thu thuần nên làm cho lợi nhuận đạt được thấp, thực tế do giá trị sản phẩm tạo ra quá cao nên làm cho lợi nhuận bị giảm đi. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế giảm 9131,8 trđ (tức là giảm 102% so với năm 2018). Sự sụt giảm quá mạnh của công ty chưa quản lý sản xuất và kinh doanh tốt. dẫn đến tình trạng trước thuế âm, doanh thu bán hàng giảm mạnh khiến công ty khó thoát khỏi tình trạng thua lỗ. Năm 2020, tình hình tài chính công ty đã dần khởi sắc trở lại, làm cho lợi nhuận sau thuế so với năm 2019, cụ thể tăng 5133,4 trđ. Tuy nhiên con số này vẫn chưa phải là cao nhưng chấp nhận được khi vượt qua một năm bị thua lỗ.
Tóm lại sau khi phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty biến động, có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đang chưa được tốt. Do đó công ty cần có biện pháp để vừa nâng cao doanh thu và lợi nhuận vừa giảm chi phí hoạt động để nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
2.2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế toán
Cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì số liệu của bảng cân đối kế toán cho ta biết thêm thông tin về tài chính của công ty, cụ thể là tình hình quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn.
Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản để cho thấy được tỷ trọng và sự biến động của tài sản trong công ty.
Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Đơn vị: Trệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A.TSNH 15.463,4 91,54 16.625,1 88,93 21.668,4 92,46 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 411,9 2,44 70,6 0,38 663,9 2,83
III.Các khoản phải
thu ngắn hạn 12.263,6 72,6 13.625,2 722,88 17.138,6 72,41 1. Phải thu khách hàng 12.180,4 72,11 13.469,7 72,05 16970 72,41 2. Trả trước người bán 83,2 0,49 195,3 0,83 168,4 0,72 IV. Hàng tồn kho 2.274,1 16,42 2.908,6 15,56 1.865,9 16,5 V.Tài sản ngắn hạn khác 13,72 0,09 20,73 0,11 B. TSDH 1429,2 8,46 2.069,1 11,07 1.766,2 7,54 I, TSCĐ 1.226,9 7,26 1.088,2 5,82 837,5 3,57 1. Nguyên giá 1.633,9 9,67 1.657,3 8,87 1.514,3 6,46 2. Giá trị hao mòn lũy kế (407,1) (2,41) (569,0) (3,04) (676,9) (2,89) III. Các khoản đầu
tư tài chính dài hạn 3,7 0,02 16,41 0,09 16,43 0,07 IV.Tài sản dài hạn
khác 198,56 1,18 964,47 5,16 912,28 3,89
TỔNG TÀI SẢN 16.892,5 100 18.694,2 100 23.434,6 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
Qua bảng số liệu trên nhìn chung tổng tài sản của công ty có sự biến động. Năm 2018, tổng tài sản là 16.892,5 trđ. Sang đến năm 2019, tổng tài sản tăng 1801,7 trđ tương ứng tăng 9,63%. Đến năm 2020, công ty mở rộng thêm quy mô, tổng tài sản tăng 4740,4 trđ với tỷ lệ tăng là 20,22% so với năm 2019, trong đó tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tài sản dài hạn. Cụ thể:
Tài sản ngắn hạn năm 2019 là 16625,1 trđ tăng 1161,7 trđ, tức là tăng 6,98%, năm 2020 là 21668,4 trđ tăng 5043,3 trđ tương ứng tăng 23,27% so với năm 2019. Trong giai đoạn 2018-2020, trong cơ cấu về tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tới khoảng 89% trong tổng tài sản. Điều này được thể hiện qua các khoản mục sau:
Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của công ty tăng đều qua các năm. Năm
2019, TSNH của công ty tăng từ 15.463,3 trđ lên 16.625,1 trđ, tăng 1.161,8trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,51%. Đến năm 2020, TSNH của công ty tăng ở mức 5.043,3 trđ, tương ứng với mức tăng 30,34% so với năm 2019. Năm 2018 tỷ trọng TSNH chiếm 91,54% so với tổng tài sản, năm 2019 tỷ trọng TSNH giảm xuống còn 88,93%, đến năm 2020 TSNH tăng lên 92,46% cơ cấu TSNH của công ty được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2019 là 70,6trđ, giảm 331,3 trđ,
tương ứng giảm 341,3% so với năm 2018, do năm 2019 công ty tiến hành thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng công ty vẫn chưa thu được từ hoạt động kinh doanh. Đến năm 2020, lượng tiền mặt công ty tăng lên mức 663,9 trđ, tăng thêm 593,3trđ, mức tăng tương ứng 840,37% so với năm 2019. Nguyên nhân tiền và các khoản tương đương tiền tăng là do tiền thu về từ khách hàng sau khi được bàn giao. Khoản dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền tăng làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng tài sản. Năm 2019, tỷ trọng tiền chỉ chiếm 0,38% trong tổng tài sản, điều đó sẽ làm giảm khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Công ty cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Phải thu khách
hàng tăng dần qua từng năm, mức tăng tương ứng là 10,59% năm 2019 và 25,99% năm 2020. Khoản phải thu tăng là do công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng giành cho khách hàng với mục đích gia tăng doanh thu. Phải thu khách hàng tăng giúp công ty tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, công ty sẽ phải đối mặt với
các rủi ro như không thu hồi được nợ, gia tăng chi phí quản lý nợ, quay vòng tiền chậm, thu hồi vốn chậm…
Hàng tồn kho: Tỷ trọng HTK của công ty duy trì ở mức 15-16% trong tổng tài
sản của công ty. Năm 2019, tỷ trọng HTK giảm xuống còn 15,56% so với tài sản, đến năm 2020, HTK tăng lên 16,5%. Trong cả 3 năm HTK đều ở mức cao, lần lượt là 2.774,1 trđ năm 2018, là 2.908,6 trđ năm 2019 và đến năm 2020 là 3.865,9 trđ. Vì vậy công ty cần đưa ra những biện pháp dự trữ HTK hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao hiệu sử dụng hàng tồn kho.
Tài sản ngắn hạn khác: TSNH khác của công ty tăng với tốc độ từ 13,72 trđ
năm 2018 đến 20,73 trđ năm 2019, tăng lên 7,01 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 51,09% chủ yếu là tiền tạm ứng cho nhân viên chưa thanh toán
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2018-2020 tăng lên khá nhiều, từ 1.429,2
trđ (năm 2018) tăng lên 2.019,1 trđ (năm 2019), tức là tăng 639,9 trđ, tăng tương ứng là 44,77%. Tuy nhiên tỷ trọng TSDH ngày càng giảm so với tổng tài sản. Điều này chứng tỏ trong năm 2019, công ty đã chú trọng hơn trong việc gia tăng thiết bị máy móc mới và hiện đai, bổ sung vào nguồn tài sản của công ty. Đến năm 2020, TSDH của công ty có xu hướng giảm, cụ thể giảm từ 2.069,2 trđ (năm 2019) xuống còn 1.766,2 trđ (năm 2020), tức là giảm 302,9 trđ, tương đương giảm 14,64 trđ, bên cạnh đó tỷ trọng tài sản dài hạn lại tăng lên 7,54%. Có thể thấy tài sản cố định chiểm phần lớn tài sản dài hạn, vì vậy việc giảm đi của tài sản dài hạn là do khấu hao tài sản cố định.
Tài sản cố định: trong năm 2019, TSCĐ là 1.088,2 trđ giảm 138,7 trđ so với
năm 2018, tỷ lệ giảm tương ứng là 11,31%. Năm 2020, con số này tiếp tục giảm xuống mức 837,5 trđ, tỷ lệ giảm tương ứng 23,04%. Trong năm 2019 và 2020, công ty đã nhượng bán thanh lý bớt những TSDH hết thời hạn sử dụng, bên cạnh đó năm 2019 do tình hình khó khăn, công ty lại không đầu tư thêm TSDH, chính điều này đã làm giảm giá trị TSDH của công ty.
Hao mòn lũy kế: Với mức tăng nguyên giá của TSDH thì hao mòn lũy kế cũng
tăng theo. Do năm 2019 khấu hao lũy kế tăng 161,9 trđ tương ứng với mức tăng 39,77%. Đến năm 2020, tuy công ty đầu tư thêm TSDH nhưng khấu hao lũy kế lại tiếp tục tăng 107,9 trđ, tương ứng tăng 18,96%.
tài chính dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản là 0,02% (năm 2018), 0,09% (năm 2019), 0,07% (năm 2020). Điều này cho thấy công ty không chú trọng đến đầu tư tài chính dài hạn, vì đây là khoản sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho công ty. Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn không chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản của công ty tuy nhiên mục này đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu TSDH và góp phần đánh giá chiến lược đầu tư hằng năm của công ty sơn Benco.
Tài sản dài hạn khác: TSDH khác của công ty tăng nhanh qua các năm. TSDH
khác trong năm 2018 chiếm 1,18% cơ cấu tài sản, tăng lên 5,16% trong năm 2019 và giảm xuống còn 3,89% năm 2020. Năm 2019, TSDH khác là 964,47 trđ, tăng 765,91 trđ so với năm 2018, tương ứng với mức tăng 385,73%. Đến năm 2020, TSDH có xu hướng giảm, TSDH khác năm 2020 là 912,28 trđ, giảm 52,19 trđ, tương ứng giảm 5,41% so với năm 2019.
2.2.2.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Để có thể đưa công ty vào vận hành cần phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để đầu tư vào tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Như vậy, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị các loại tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguồn vốn của công ty gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là vốn do người chủ doanh nghiệp bỏ ra, công ty có quyền chi phối và sử dụng lâu dài vào các hoạt động của mình. Hằng năm, công ty cũng làm tăng lượng vốn chủ sở hữu của mình bằng cách trích lợi nhuận sau thuế, bổ sung vốn điều lệ …
Bảng 2.4: Bảng phân tích nguồn vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.NỢ PT 15.716,7 93,04 17.697 94,67 18.615,7 79,44
I. Nợ ngắn hạn 15.352,4 90,88 17.535 93,80 18.615.7 79,44 1. Vay và nợ ngắn hạn 7000 41,44 8.585 45,92 3920 16,73 2. Phải trả người bán 7.524,9 44,45 8.276 44,27 13.981,1 59,66 3. Người mua trả tiền trước 761.61 4,51 635,75 3,40 704,62 3,01 4. Thuế và các khoản phải
nộp NN 9,3 0,06 2,8 0,01 9,1 0,04
5. Phải trả người lao động 52,54 0,31 35,47 0,19
II. Nợ dài hạn 364,3 2,16 162,05 0,87
B. Vốn chủ sở hữu 1.175,7 6,96 997,3 5,33 4.818,9 20,56
I. Vốn chủ sở hữu 1.175,7 6,96 997,3 5,33 4.818,9