Phân tích Dupont đối với ROE và ROA

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN sơn BENCO VIỆT NAM (Trang 61 - 63)

Như đã trình bày ở chương I, trong phần này ta sẽ dùng mô hình DuPont dạng cơ bản triển khai ROE thành 3 thành phần để đi sâu phân tích chi tiết xem sự biến động tăng hay giảm của ROE thực tế đến từ đầu, xu hướng của các thành phần riêng biệt như thế nào và liệu chỉ số ROE của doanh nghiệp có phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thực sự có hiệu quả hay không.

Bảng 2.15 Phân tích sự ảnh hưởng tới ROA và ROE qua mô hình Dupont

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

ROS (1) % 0,15 (0,42) 0,1

Vòng quay tổng tài sản (2) Vòng 3,72 2,26 2,13

Đòn bẩy tài chính (3) Lần 14,37 18,74 4,86

ROE (4) = (1).(2).(3) % 8,02 (17,89) 1,03

ROA = (1).(2) % 0,55 (0,95) 0,103

( Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC năm 2018-2020)

Năm 2018 ROE của công ty đạt giá trị cao nhất trong 3 năm là 8,02%, thông qua mô hình Dupont ta sẽ thấy được nguồn gốc của giá trị này đến từ đâu. Tỷ suất sinh lời từ hoạt động kinh doanh (ROS) trong năm 2018 bằng 0,15% cao hơn tỷ suất sinh lời của năm 2019 là 0,57 %, bởi giá cả hàng hóa năm 2019 tăng hơn so với năm trước mà giá bán ra của công ty không thay đổi nhiều nên làm cho tốc độ tăng của lợi

nhuận ròng bị chậm lại so doanh thu thuần. Doanh thu đạt được của công ty tương đối cao, tuy nhiên chi phí hoạt động kinh doanh lại không hề nhỏ nên phần lợi nhuận sau thuế còn lại rất ít so với doanh thu, và đương nhiên bản thân công ty hay nhà đầu tư đều không mong muốn điều này. Về vòng quay tài sản, hệ số càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tạo ra doanh thu của công ty càng cao, trong năm 2018 hệ số đạt giá trị 3,72 vòng cao nhất trong 3 năm, hàng hóa được tiêu thụ một cách nhanh chóng, thể hiện hiệu quả kinh doanh cao trong năm 2018. Bên cạnh đó, mức đòn bẩy tài chính là 0,93, có thể thấy chỉ số ROE đã giảm xuống còn 17,89 %, ta tiếp tục xem xét các thành phần trong ROE đã biến động như thế nào. Năm 2019 tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty gặp vấn đề do tình hình khó khăn, chi phí giá vốn của công ty giảm 13,44 % so với năm 2018, từ đó dẫn tới tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bị giảm theo và đạt 0,42 % đạt giá trị thấp nhất trong 3 năm. Tình hình vòng quay tài sản lại không được bằng năm ngoái tuy nhiên vẫn chấp nhận được, vòng quay tài sản của năm 2019 giảm xuống còn 2,26 vòng, khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công ty giảm. Giải thích cho sự sụt giảm này, do năm 2019 có tốc độ tăng của tổng tài sản mạnh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đạt hiệu quả hơn hai năm 2018 và 2020. Năm 2020, công ty đã giải quyết được khó khăn gặp phải trong năm 2019, đạt hiệu quả trở lại. ROE của công ty tăng là 0,45%, đồng thời tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng đạt 0,04 %, tăng 0,05% so với 2019. Sau sự biến động về giá vốn của năm 2019, công ty đã có cuộc đàm phán lại về giá cả hàng hóa với các nhà cung cấp và được hưởng mức giá ưu đãi hơn, tỷ suất lợi nhuận từ đó cũng khởi sắc hơn, xu hướng tăng trưởng của lợi nhuận vẫn có thể tiếp tục ổn định đây là điều rất đáng mừng và khả quan đối với công ty, trong tương lai công ty cần cố gắng hơn nữa trong vấn đề tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nhằm cải thiện tỷ số quan trọng này trong ROE. Vòng quay tài sản đã có dấu hiệu xấu đi, năm 2020 đạt được 2,13 vòng (thấp nhất trong 3 năm), cho thấy công ty đã sử dụng được tài sản của mình không được hiệu quả cho lắm. Đòn bẩy tài chính của công ty trong năm 2020 đã giảm xuống còn 0,79 lần, cho thấy chiến lược đòn bẩy tài chính của công ty không còn được hiệu quả như năm 2019, do ảnh hưởng từ doanh thu, tốc độ tăng của doanh thu năm 2020 là 17,8%, dẫn đến đòn bẩy tài chính không được hiệu quả như 2 năm trước. Kết luận lại, thông qua sử dụng mô hình Dupont trong phân tích ROE ta thấy được rằng: đến năm 2020, cả ROE lẫn các thành phần trong mô hình Dupont đều có xu hướng biến động không theo quy luật, tuy nhiên có thể dự báo khả năng tăng trưởng ổn định trong tương lai gần cùng với tình hình kinh doanh của công ty ngày càng ổn định hơn. Các thành phần trong ROE của mô hình DuPont đến năm 2020 nhìn chung đã có những đóng góp tích cực vào ROE. Thông qua kết quả từ việc phân tích mô hình Dupont, công ty cần đặc biệt quan tâm đến các

2 tiêu chí sau: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Hai tiêu chí này thể hiện hai vấn đề tương ứng của công ty đang gặp phải một là khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay hiệu quả kinh doanh của công ty còn rất thấp; hai là chính sách sử dụng đòn bẩy tài chính chưa thực sự mang lại hiệu quả cao như mong muốn mà nó còn chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềm ẩn về mặt an toàn tài chính và gánh nặng lãi vay hiện hữu đối với công ty.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN sơn BENCO VIỆT NAM (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)