Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN sơn BENCO VIỆT NAM (Trang 46 - 51)

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức mạnh tài chính của công ty tại những thời điểm nhất định, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình tài chính của công ty và là yếu tố quyết định của công ty trong nhiều thời điểm.

Bảng 2.6: Khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Lần

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,01 0,95 1,16

Khả năng thanh toán nhanh 0,859 0,782 1,063

Khả năng thanh toán tức thời 0,027 0,004 0,0036

Khả năng thanh toán dài hạn 3,92 12,76 -

Khả năng thanh toán của công ty tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy để đánh giá tình hình tài chính của công ty không thể không đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán của công ty thể hiện qua các chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán dài hạn.

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp) Biểu đồ 2.2: Hệ số thanh toán của công ty

Qua bảng 2.6 Và biểu đồ 2.2 ta thấy khả năng thanh toán của công ty có sự sụt giảm nhẹ năm 2019 và tăng trở lại vào năm 2020. Cụ thể:

a. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho…)

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền.

1.01 0.95 1.16 0.859 0.782 1.063 0.0027 0.004 0.0036 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn

Đơn vị tính: Lần

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Tổng TSNH Trđ

15.463,4 16.625,1 21.668,4

2 Tổng nợ ngắn hạn Trđ

15.352,4 17.535 18.615.7

3 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Lần 1,01 0,95 1,16

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC năm 2018-2020)

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn huy động được thì được đảm bảo được bao nhiêu đồng TSNH. Dựa trên bảng phân tích ta thấy, năm 2019 khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 0,95 lần, giảm 0,06 lần so với năm 2018, đến năm 2020 chỉ số này lại có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2020 là 1,16 lần tăng 0,22 lần so với năm 2019. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng là do tốc độ tăng của tài sản lưu động lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2018 và năm 2020 đều lớn hơn 1 (năm 2018 là 1,01 lần, năm 2020 là 1,16 lần). Điều này cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 1 đồng tài sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2018, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 1,01 đồng vốn lưu động, năm 2020 là 1,16 đồng vốn lưu động. So với trung bình ngành thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn còn thấp hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của công ty so với công ty cùng ngành.

Tóm lại, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đang có tiến triển rõ so với năm 2019 khi hệ số khả năng thanh toán lớn hơn 1 cho thấy rủi ro thanh toán của công ty thấp, khả năng chuyển đổi thành tiền của công ty có cải thiện so với năm trước.

b. Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của mình.

Bảng 2.8: Bảng phân tich hệ số khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Lần STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tổng TSNH Trđ 15.463,4 16.625,1 21.668,4 2 Hàng tồn kho Trđ 2.274,1 2.908,6 1.865,9 3 Tổng TSNH - Hàng tồn kho Lần 13.189,4 13.716,5 19.802,5 4 Tổng nợ NH Trđ 15.352,4 17.535 18.615.7

5 Khả năng thanh toán nhanh Trđ 0,859 0,782 1,063

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC năm 2018-2020)

Khả năng thanh toán nhanh cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn huy động thì được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, không tính đến giá trị hàng lưu kho. Từ bảng phân tích trên ta có thể dễ dàng nhận thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã có những chuyển biến tốt.

Năm 2018 hệ số này là 0,859 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bởi 0,859 đồng tài sản lưu động mà không tính đến hàng tồn kho. Năm 2019 hệ số này giảm xuống còn 0,782 lần tương ứng giảm 0,04 lần so với năm 2018, tức là trong năm 2019 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 0,782 đồng tài sản lưu động mà không tính đến hàng tồn kho. Nguyên nhân là trong năm 2019 tài sản lưu động tăng 7,51% trong khi mức tăng của hàng tồn kho chỉ là 4,85% nên đã làm cho hệ số thanh toán nhanh năm tăng. Sang năm 2020 hệ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng lên 1,063 lần tương ứng với 0,281 lần so với năm 2019, có nghĩa là trong năm 2020 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi 1,063 đồng tài sản ngắn hạn mà không tính đến hàng tồn kho.

Hệ số thanh toán tuy có biến động thất thường nhưng đang dần có chuyến biến tốt là khi năm 2020 chỉ số lớn hơn 1.

c. Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, quá hạn của doanh nghiệp và đánh giá việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.

Bảng 2.9: Bảng phân tich hệ số khả năng thanh tức thời Đơn vị tính: Lần STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tiền mặt Trđ 411,9 70,6 663,9 2 Tổng nợ NH Trđ 15.352,4 17.535 18.615.7

3 Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,027 0,004 0,0036

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC năm 2018-2020)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời là hệ số phản ánh mức độ cao nhất khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi bị chủ nợ yêu cầu, có liên quan trực tiếp tới vốn bằng tiền của công ty, nó phản ánh khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn trong một khoảng thời gian ngắn. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2018 hệ số thanh toán tức thời là 0,027 lần, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty năm 2018 có 0.027 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo. Sang năm 2019 hệ số này là 0,004 lần tương ứng giảm 0,023 lần so với năm 2018. Điều này có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty năm 2019 có 0,004 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo. Sự sụt giảm này là do trong năm 2019 công ty đã dồn lượng lớn tiền để quảng cáo, mua sắm trang thiết bị văn phòng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng nên lượng tiền mặt có sự sụt giảm mạnh là 82,86%, trong khi đó nợ ngắn hạn tăng 14,22% khiến cho hệ số thanh toán tức thời năm 2019 giảm so với năm 2018.

Sang năm 2020 hệ số thanh toán tức thời có sự tăng trở lại đạt 0,036 lần tương ứng tăng 0,032 lần so với năm 2019. Điều này có nghĩa là năm 2020 một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,036 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tương ứng tăng 0,032 đồng so với năm 2019.

Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty đang được cải thiện ở năm 2020 nhưng trong cả 3 năm quá thấp, tiền của công ty không đủ đáp ứng các khoản thanh toán tức thời phải trả, phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh, khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ phải trả ngay dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.

d. Khả năng thanh toán dài hạn

Khả năng thanh toán dài hạn liên quan trực tiếp đến khả năng một cá nhân hoặc doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ dài hạn của họ, bao gồm mọi khoản lãi liên

quan. Để được coi là có đầy đủ khả năng thanh toán dài hạn, giá trị tài sản của một công ty hay một cá nhân phải lớn hơn tổng nghĩa vụ nợ của họ.

Bảng 2.10: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán dài hạn

Đơn vị tính: Lần STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tài sản dài hạn Trđ 1429,2 2.069,1 1.766,2 2 Nợ dài hạn Trđ 364,3 162,05 -

3 Khả năng thanh toán dài hạn Lần 3,92 12,76 -

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC năm 2018-2020)

Nhìn qua bảng số liệu ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất cao. Năm 2018, hệ số này là 3,92, năm 2019 hệ số này là 12,76 tương ứng tăng 8,84. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp càng ổn định, nguyên nhân là do nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguốn vốn mà công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn do đó mà nợ phải trả của công ty chủ yếu là đến từ nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN sơn BENCO VIỆT NAM (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)