5. Kết cấu khoá luận
1.3.4.3. Lựa chọn phương pháp đánh giá
Từ các chỉ tiêu đánh giá chúng ta cần có những phương pháp để thu thập số liệu phục vụ cho hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo theo mô hình Kirkpatrick. Tùy từng cấp độ chúng ta sẽ có những phương pháp khác nhau dưới đây sẽ là một số phương pháp thu thập số liệu phổ biến.
Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, còn gọi là "cuộc nói chuyện riêng" hay "trò chuyện có chủ đích", theo đó người phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn đối diện trực tiếp với nhau để hỏi và trả lời theo một chủ đề đã được định trước.
Phiếu điều tra là công cụ điều tra phổ biến nhất trong nghiên cứu thị trường, thường được dùng để ghi chép các ý kiến của khách hàng theo phương pháp phỏng vấn. Phiếu điều tra là một bảng các câu hỏi mà người được phỏng vấn cần trả lời, được xây dựng dựa trên những nguyên tắc tâm lý và những nguyên tắc hành vi của con người, nên số lượng câu hỏi trong phiếu phụ thuộc vào nội dung nghiên cứu.
Thang đo Likert là một thang đo thường có từ 5 đến 7 mức độ mô tả thái độ của con người đối với một vấn đề nào đó. Thang đo này ngày càng trở nên phổ biến và được tin dùng cho các cuộc khảo sát lấy ý kiến vì nó là một trong những thang đo đáng tin cậy nhất để đo lường ý kiến, nhận thức và hành vi.
Phương pháp kiểm tra: kiểm tra được hiểu là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá. Các hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra tổng kết. Các phương pháp kiểm tra gồm kiểm tra hỏi đáp, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.
Phương pháp đánh giá quan sát hành vi: Phương pháp đánh giá quan sát hành vi được thực hiện trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Phương pháp này căn cứ vào hai yếu tố:
- Số lần quan sát.
- Tần số nhắc lại của hành vi.
Thông qua đó nhà quản trị sẽ đánh giá được tình hình thực hiện công việc của nhân viên. Theo phương pháp này, các hành vi đối với công việc được mô tả khách quan và được thực trích ra từ bản ghi chép những vụ việc quan trọng.
Phương pháp theo tiêu chuẩn công việc: Ðánh giá theo phương pháp này là đối chiếu so sánh việc hoàn thành công việc của mỗi nhân viên với tiêu chuẩn đã đề ra hoặc với mức xuất lượng theo yêu cầu. Các tiêu chuẩn phản ánh ở mức bình thường mà một nhân viên bình thường đạt được ở điều kiện bình thường. Các tiêu chuẩn công việc thường được sử dụng đối với sản xuất. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để xác định các tiêu chuẩn như: nghiên cứu thời gian, nghiên cứu cử động hoặc lấy mẫu công việc.
Đánh giá: đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh năng cao chất lượng và hiệu quả công việc.