Mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH fami theo mô hình kirkpatrick (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu khoá luận

2.2.2. Mục tiêu đào tạo

Việc ra đời thương hiệu nội thất LUFA vào năm 2016 đánh dấu sự chuyển mình của công ty, xoay trục toàn lực từ mảng bán lẻ sang cung cấp cho các dự án. Cùng với đó là sự đầu tư thêm, thay thế một số máy móc đã cũ dẫn đến việc các dây chuyền sản xuất có sự bố trí lại; gần như toàn bộ hệ thống có sự thay đổi về mặt quy trình. Do đó mục tiêu đối với công tác đào tạo trong giai đoạn này là:

- Toàn bộ nhân lực có kiến thức cơ bản về ngành (vật liệu, bản vẽ…) - Toàn bộ nhân viên nắm được quy trình làm việc, quy trình sản xuất

- Toàn bộ nhân viên có kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

- Đối với nhân sự được định hướng và đào tạo trở thành quản lý, cần có sự am hiểu về ngành nghề kinh doanh, hiểu được cách vận hành của hệ thống công ty.

Thực tế cho thấy mục tiêu đào tạo của công ty tương đối rõ ràng, tuy nhiên các mục tiêu này đang tập trung quá nhiều cho hiện tại và chưa có tính dài hạn đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động phổ thông. Việc đặt mục tiêu đào tạo đòi hỏi người lập chương trình đào tạo phải có kiến thức chuyên môn về nhân lực và sự am hiểu nhất định về công việc của các vị trí trong công ty. Hiện nay cán bộ phòng hành chính nhân sự của công ty không phải người có kiến thức chuyên ngành nhân sự, cùng với đó, công việc chủ yếu hiện nay của họ là quản lý về mặt hồ sơ, chế độ đãi ngộ đối với nhân sự trong công ty.

2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

Căn cứ vào việc xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo cũng như các kế hoạch kinh doanh của công ty, phòng hành chính nhân sự sẽ gửi báo cáo lên Phó tổng giám đốc đề xuất lựa chọn những đối tượng được đào tạo cho phù hợp. Việc lựa chọn đối tượng được đào tạo không chỉ do một người mà được xác định dựa trên những ý kiến của các trưởng phòng, giám đốc công ty căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình để cử người đi đào tạo cho phù hợp. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo, công ty căn cứ vào hồ sơ người lao động và trình độ chuyên môn nghiệp vụ hiện tại của họ để xác định xem ai còn thiếu bằng cấp, chứng chỉ, chuyên môn thì xét vào diện đào tạo. Đồng thời phải căn cứ phù hợp với mục tiêu, nội dung của khoá đào tạo; trình độ và khả năng học tập của người lao động; Nhu cầu, động cơ đào tạo của người lao động; Tác dụng của đào tạo với người lao động…

Đối với hình thức đào tạo dài hạn: người lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Thời gian công tác từ 2 năm trở lên. Là lao động thực hiện tốt công việc, tuổi đời không quá 40. Sức khỏe tốt và cam kết làm việc lâu dài tại công ty.

Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn: Cán bộ công nhân viên chưa đáp ứng tốt công việc hiện tại hoặc những đối tượng mà công việc của họ mới đưa công nghệ, vật liệu mới vào sử dụng.

Đào tạo mới: Do tình hình kinh doanh một số người lao động được tuyển mới nên Công ty sẽ tổ chức đạo tạo mới những người này, để đảm bảo họ có thể hoàn thành công việc được giao.

Đào tạo sử dụng vật liệu, phụ kiện mới: Áp dụng cho công nhân, các tổ trưởng khi Công ty có nhập loại máy móc, thiết bị công nghệ mới, hoặc nhận các mã hàng với quy cách mới những người vận hành các loại máy móc thiết bị này sẽ thuộc diện xét duyệt để đi đào tạo theo hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc sẽ bố trí hướng dẫn trước khi nhập các loại máy móc thiết bị này.

Đào tạo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: Hàng năm Công ty đều tổ chức các khóa huấn luyện về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ cho toàn bộ công nhân chưa có chứng chỉ hoặc hết hạn chứng chỉ. Đối với cán bộ nhân viên chỉ áp dụng cho đối tượng chưa từng được đào tạo.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH fami theo mô hình kirkpatrick (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)