6. Kết cấu khóa luận
2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế
Nguyên nhân khách quán
- Giá cả nguyên vật liệu: Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay giá cả là một vũ khí cạnh tranh đầy sức mạnh của bất kỳ một Công ty nào. Để có thể tồn tại và phát triển nhiều Công ty có chính sách giá rất linh hoạt, do đó sự biến động của giá cả là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là đối với lĩnh vực nhạy cảm như vật liệu
- Đối thủ cạnh tranh Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay là nền kinh tế thị trường mở cửa, trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ này, thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài có tiềm năng về công nghệ và vốn. Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ này, Công ty đã và đang phải có chính sách đầu tư phù hợp cho các nguồn lực của mình, phát huy được thế mạnh và uy tín lâu năm đồng thời khắc phục những hạn chế trong còn tồn tại.
- Những tiêu cực trong đấu thầu Trong một nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam, một nền kinh tế mà công tác đấu thầu còn là khá mới mẻ thì việc xảy ra những tiêu cực trong đấu thầu là khó có thể tránh khỏi. Do lối suy nghĩ từ thời bao cấp, do sự chưa hoàn thiện của luật pháp nênỉtong công tác đấu thầu còn nhiều kẽ hở cho những tiêu cực có thể phát huy: đó là sự thoả thuận, móc nốI thông tin để đặt giá dự thầu sao cho có lợi nhất cho Công ty, đó là sự mất công bằng trong lựa chọn nhà thầu hay là cách suy nghĩ, lựa chọn nhà thầu chỉ dựa vào giá dự thầu thấp nhất mà chưa quan tâm đến chất lượng công trình… Chính những tiêu cực này tạo ra những khó khăn cản trở cho các nhà
thầu chân chính, muốn khẳng định năng lực của mình, muốn thắng thầu một cách chính đáng.
Nguyên nhân chủ quan
- Công nghệ thi công: Tuy Công ty đã có nhiều nỗ lực đầu tư trang bị công nghệ hiện đại phục vụ cho thi công và công tác kiểm tra, kiểm soát chất của công ty. Nhưng do những khó khăn của giai đoạn chuyển đổi thành công ty cổ phần nên hiện nay một số công nghệ thi công của Công ty vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ và chưa thực hiệu quả. Với công nghệ này, dù Công ty đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhưng hiệu quả chưa thực cao dẫn đến tiến độ thi công vẫn còn chậm, chất lượng công trình chỉ dừng ở đạt yêu cầu của chủ đầu tư chứ chưa thực sự tạo ra sự hài lòng ngoài mong đợi của khách hàng.
Do hạn chế về vốn, thời gian qua Công ty phải đi vay khá nhiều nên tính chủ động trong kinh doanh hiệu quả kinh doanh chưa cao. Bởi khi đi vay, Công ty phải trả thêm một khoản lãi không nhỏ kèm theo, khoản lãi này sẽ được tính trừ vào kết quả hoạt động của Công ty. Ngoài ra, khi đi vay vốn Công ty còn phải mất một số cơ hội kinh doanh do thời gian làm thủ tục đi vay và đợi sự đồng ý của bên cho vay. Hơn thế nữa, để vay được vốn thông thường bên đi vay phải chịu một số điều khoản không có lợi và sự kiểm soát của bên cho vay ở mức độ nhất định. Tất cả những điều này cũng chính là nguyên nhân gây cản trở công việc kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUA MẠNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TÀI
NGUYÊN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG DRET
3.1. Bối cảnh tác động đến hoạt động ĐTQM cua Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Tài nguyên Môi trường DRET
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Đầu năm 2020, giới chuyên gia từng lạc quan đưa ra dự báo về những gam màu sáng trong bức tranh triển vọng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi đại dịch Covid -19 xuất hiện. Sức tàn phá ghê gớm của dịch Covid - 19 là đòn giáng “chí mạng” vào nền kinh tế thế giới. Đại dịch trở thành “sát thủ vô hình” đẩy nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong giai đoạn phục hồi mong manh sa lầy vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế - xã hội từ công nghiệp, giao thông vận tải đến các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí... kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng. Kinh tế thế giới bỗng chốc“bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theo không ít thành quả gây dựng trong nhiều năm qua bị tiêu tan.
Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất trong năm 2020.
Theo số liệu của một số viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới, mức độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5-7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2-3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. Những nền kinh tế lâu nay chưa
giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 vừa qua, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải “đối mặt” với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế biến động phức tạp, khó lường trong thời kỳ dịch bệnh. Nền kinh tế nước ta có sức cạnh tranh chưa cao lại mới bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường và đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới thì những tác động của thiên tai, dịch bệnh và những biến động bất lợi đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của đất nước mà trước hết là mặt bằng giá trong nước.
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Thương mại toàn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được phục hồi, thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh trong tháng 11 và tháng 12 nhờ tín hiệu tích cực từ sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu tuy vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021.
Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống nhân dân. Tất cả những điều trên, vô hình chung đã làm ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu trong nước. Tuy nhiên, với sự nhanh nhạy và áp dụng kịp thời các
biện pháp ổn định nền kinh tế, Nhà nước đã đưa ra hình thức ĐTQM vô cùng phù hợp và hữu ích trong thời điểm này.
3.2. Một số quan điểm, định hướng nhằm tăng cường hoạt động ĐTQM của Công ty Cổ phần Phát triển Tài nguyên Công nghệ Môi trường DRET Công ty Cổ phần Phát triển Tài nguyên Công nghệ Môi trường DRET
Một là, để đảm bảo quá trình triển khai đấu thầu qua mạng được thực hiện và vận hành có hiệu quả quan trọng nhất là sự quyết tâm của các lãnh đạo. Đây là điều đầu tiên cho sự thành công của việc ứng dụng đấu thầu qua mạng ở Việt Nam. Việc Chính phủ thực hiện và quyết tâm thực hiện đến cùng không phải, không vì bảo vệ đặc quyền lợi ích cho một số nhóm nhỏ các cá nhân là việc cần phải làm. Lãnh đạo các địa phương, Bộ, ban, ngành cũng phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo để thực hiện nghiêm túc và triệt để.
Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu điện tử, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc những hành vi trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh.Thường xuyên rà soát, đánh giá việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu qua mạng; đôn đốc các đơn vị trên toàn quốc triển khai đấu thầu qua mạng. Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng cần phải xây dựng các biểu mẫu và quy trình cung cấp, công khai thông tin về quá trình thực hiện hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để thực thi sáng kiến Hợp đồng công khai…
Ba là, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin với lộ trình thích hợp để đáp ứng yêu cầu tham gia vào hệ thống đấu thầu qua mạng.
Bốn là,hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu qua mạng như ban hành các quy định nhằm cụ thể hóa Luật Công nghệ thông tin, Luật thương mại điện tử... về an toàn, an ninh thông tin để tạo cơ sở triển khai hạ tầng khóa công khai thông tin Đấu thầu.
Việt Nam mặc dù đã tạo lập được hành lang pháp lý cho ĐTQM tương đối đầy đủ xét trên khía cạnh thương mại điện tử nhưng để hệ thống đấu thầu điện tử có thể vận hành hiệu quả thì ngoài những văn bản pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử, Việt Nam còn cần ban hành một số văn bản pháp luật
liên quan như: văn bản hướng dẫn thực hành đấu thầu mua sắm qua mạng làm cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động đấu thầu điện tử; văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình và ban hành biểu mẫu các nghiệp vụ đấu thầu điện tử; văn bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; văn bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - bí mật thương mại trong thương mại điện tử; văn bản về sử dụng chữ ký số, chứng thực số dùng cho hoạt động đấu thầu điện tử; bổ sung các văn bản về giải quyết tranh chấp, xử phạt liên qua đến TMĐT nói chung và đấu thầu điện tử nói riêng…
Một số điểm cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu điện tử để đạt được mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đề ra trong Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với định hướng phát triển thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ vào những năm tiếp theo và tiến tới xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu điện tử, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và từng bước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong mua sắm công, các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật về đấu thầu điện tử.
Năm là, nâng cao nhận thức của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của đấu thầu qua mạng, đi đôi với việc nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm xây dựng hệ thống đấu thầu qua mạng từ các nước: Hàn Quốc, Singapore... và kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật.
Có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, nhất là nguồn nhân lực trực tiếp tham gia vào hoạt động đấu thầu qua mạng. Tổ chức hội nghị tập huấn cho các đơn vị về hệ thống đấu thầu qua mạng: Sáng 13/9, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội nghị tập huấn về hệ thống đấu thầu qua mạng cho các học viên là cán bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội.Tại hội nghị, các học viên đã được nghe giới thiệu tổng quát về hệ thống đấu thầu qua mạng và quy
trình đấu thầu tại Thông tư số 17/2010/TT-BK ngày 22/7/2010. Việc thí điểm đấu thầu qua mạng được thực hiện tại 3 cơ quan là UBND TP Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.
Sáu là, cần có quy định hướng dẫn về quy trình thống nhất, ban hành các biểu mẫu nghiệp vụ để thực hiện hoạt động đấu thầu điện tử. Đảm bảo tính thống nhất của quy trình đấu thầu điện tử: Bản chất của đấu thầu điện tử là việc chuyển từ quy trình thực hiện mua sắm truyền thống sang thực hiện trên mạng internet, trong đó các nội dung chủ yếu của quy trình mua sắm không thay đổi, chỉ có khác về phương pháp thực hiện. Vì vậy, cần có văn bản pháp luật hướng dẫn về quy trình thống nhất để việc triển khai thực hiện đấu thầu điện tử được thông suốt và rõ ràng từ Trung ương đến địa phương. Đơn giản hóa các quy định về thủ tục hành chính Xây dựng các quy định về phương thức quản lý nhà nước đối với các chủ thể tham gia vào quy trình đấu thầu điện tử (chủ đầu tư, nhà thầu…) trong đó cần thiết đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình tiếp xúc, làm việc giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ đầu tư, nhà thầu, quy định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Bảy là, tuyên truyền nâng cao nhận thức của tất cả đối tượng tham gia vào hệ thống. Thời gian đầu, việc thực hiện ĐTQM chắc chắn sẽ đụng chạm vào nhiều cá nhân, tổ chức. Do đó, việc thực hiện nhiều khi mang tính cưỡng chế. Vì vậy, cần phải có biện pháp giải thích, vận động các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia vào hệ thông. Đến một thời điểm nhất định thì phải có quy định bắt buộc đối với từng trường hợp, đồng thời cũng phải xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm khắc nếu không tuân thủ.
Tám là, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước và Hiệp hội nhà thầu, phát huy vai trò của Hiệp hội vừa là cơ quan tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa tham gia tích cực vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước về đấu thầu điện tử.
Chín là, duy trì và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác quốc tế song phương với các nước có hệ thống đấu thầu điện tử phát triển và mối quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ASEAN, ASEM, các tổ chức chuyên trách về thương mại của Liên Hợp quốc như UNCTAD, UNCITRAL, UNCEFACT nhằm trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử và kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật.
Mười là, xây dựng các bài giảng trực tuyến demo quá trình thực hiện thành nhiều hình thức khác nhau như demo trực tiếp tại các lớp học; bải giảng trực tuyến, đoạn video demo... cho phép người học hình dung được các yếu tố liên quan khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ trên hệ thống CNTT.
-Có thời gian thử nghiệm thực hiện trên hệ thống thật với các tình huống