Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư việt tín phát (Trang 70 - 79)

5. Kết cấu chuyên đề

2.2.4. Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng

2.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Việt Tín Phát

a. Đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính

Tính tự chủ về mặt tài chính của nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau và được tính toán ở nhiều công thức khác nhau. Tuy nhiên khi đánh giá tính tự chủ trong hoạt động tài chính ta thường thông qua các chỉ tiêu sau: Hệ số tài trợ = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 Hệ số tự tài trợ TSDH = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 Hệ số tài trợ từ NVOD = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ổ𝑛 đ𝑖𝑛ℎ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛

Bảng 2.13. Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sáng năm

2019/2020

Hệ số tài trợ 0,9 0,87 (0,03)

Hệ số tự tài trợ TSDH 3,47 4,71 1,24

Hệ số tài trợ từ NVOD 0,71 0,77 0,06

Ta thấy, Hệ số tài trợ năm 2020 giảm so 0,03 đồng với năm 2019. Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có 1 đồng nguồn vốn thì vốn chủ sở chữ là 0,87 đồng.

Hệ số tự tài trợ: Chỉ tiêu này ở cả hai năm 2019 và 2020 đều cao, năm 2020

tăng từ 3,47 lên 4,71 cho thấy vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản dài hạn lớn, doanh nghiệp tự chủ tài chính.

Hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định: Ta thấy chỉ tiêu này ở năm 2019 và năm

2020 lần lượt là 0,71 và 0,77 có tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Hệ số thấp cho thấy doanh nghiệp đang phụ thuộc nhiều vào vốn vay, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh doanh.

b. Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Có khá nhiều quan điểm cũng như chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết đều thống nhất ở chỗ: khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng trang trải các khoản nợ nói chung và khả năng trang trải ngang các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn, khả năng thanh toán chung cho biết về mặt tổng thể, trong thời gian dài; còn khả năng thanh toán nhanh cho biết mức độ đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn mà nếu không trang trải được các khoản nợ này bài khi chủ nợ có yêu cầu doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng thái phá sản. Bởi thế để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà phân tích thường sử dụng chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán tổng quát”, “ hệ số thanh toán tức thời” và “chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh”.

𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑡 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝐻ệ 𝑠ố 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻𝑇𝐾 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡ứ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 = 𝑇𝑖ề𝑛 + 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Bảng 2.14. Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh

2020/2019

Hệ số khả năng thanh toán tổng

quát 10,32 7,56 (2,76)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 3,24 3,07 (0,17) Khả năng thanh toán tức thời 0.91 1.93 1.02

(Nguồn: Kết quả tính từ BCĐKT)

Ta thấy, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của năm 2019 là 10,32, năm 2020 là 7,56 luôn >1 , doanh nghiệp đảm bảo thanh toán được các khoản nợ hiện có. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2020 là 10,32 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được bảo đảm bằng 10,32 đồng TSNH. Từ bảng trên ta thấy năm 2020 khả năng thanh toán ngắn hạn giảm 2,76 lần so với năm 2019. Suy ra, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán của công ty tăng lên, dẫn đến giảm khả năng huy động vốn của công ty. Nguyên nhân là do TSNH tăng trong khi Nợ ngắn hạn tăng mức tăng TSNH nhỏ hơn mức tăng của Nợ ngắn hạn nên chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: ta thấy chỉ số này của năm 2019 là 3,24

đến năm 2020 là 3,07, chỉ số này vẫn duy trì ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu giảm nhẹ. Cụ thể, năm 2020 là 3,07 lần, giảm 0,17 lần so với năm 2019 là 3,24 lần. Chỉ số này cho ta biết năm 2020, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 3,07 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,17 đồng so với năm 2019. Hai năm liên tiếp khả năng thanh toán nhanh của công ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty. Đây có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy tài sản của doanh nghiệp được xoay vòng tốt, hiệu quả sử dụng vốn tăng.

Khả năng thanh toán tức thời: đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn của công ty bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2020 chỉ số này là 1,93 lần, tăng 1,02 lần so với năm 2019 là 0,91 lần. Điều này có nghĩa là năm 2020 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,93 đồng tiền và các khoản tương đương

tương đương tiền năm 2020 tăng mạnh hơn mức tăng của nợ ngắn hạn. Bảng trên chỉ ra rằng chỉ tiêu này qua hai năm ở mức thấp, công ty cần gia tăng lượng tiền và tương đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán.

Kết luận:

Qua các hệ số trên ta có thể thấy doanh nghiệp đang phụ thuộc vào cả vốn vay lần tự chủ tài chính dẫn đến hiệu quả kinh doanh đang được cân bằng giữa hai nguồn vốn. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời còn thấp, công ty nên cân nhắc tăng lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền, giảm dự trữ hàng tồn kho để đảm bảo những khoản thanh toán tức thời để tránh phải đối mặt với các rủi ro thanh toán, đảm bảo tính thanh khoản cho mình.

2.2.4.2. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh là thông tin quan trọng đưa ra quyết định đầu tư nhằm mở rộng thị phần giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

Bảng 2.15. Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sáng

2020/2019

Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) 37,42 36,35 (1,07) Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) 33,8 31,05 (2,75) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 7,08 8,12 1,04 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 26,11 20.76 (5,35)

(Nguồn: Kết quả tính từ BCKQKD và BCĐKT)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE chính là thước đo về

hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, ROE đo đếm doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu đồng lãi dựa trên số vốn tự có. Năm 2020, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 31,05%, giảm 2,75% so với năm 2019. Tức là trong năm 2020, cứ

100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty thu về 31,05 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2,75đồng so với năm 2019. Do lợi nhuận sau thuế tăng không đáng kể trong khi VCSH tăng mạnh nên ROE giảm, chứng tỏ công ty sử dụng VCSH không hiệu quả hơn năm trước. Theo tiêu chuẩn quốc tế cụ thể là tiêu chí tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil, một doanh nghiệp được coi là tốt khi đạt chỉ số ROE tối thiểu là 15%. Như vậy, Công Ty CP đầu tư Việt Tín Phát đã vượt trên ngưỡng tối thiểu, công ty nên tiếp tục phát huy khả năng sử dụng vốn hiệu quả để tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu, tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tạo niềm tin cho cổ đông.

Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI): Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

tổng quát nhất và có tính chi phối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh khác. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2020, chỉ tiêu này đạt 36,35% giảm 1,07% so với năm 2019; có nghĩa là năm 2020 cứ 100 đồng vốn đầu tư thì công ty tạo ra 36.35 đồng lợi nhuận giảm 1,07 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân so tổng số vốn chủ sở hữu tăng, trong khi mức tăng của lợi nhuận trước thuế chưa phân phối không đáng kể.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Đây là chỉ số dùng để theo dõi khả

năng sinh lời của doanh nghiệp. Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 chỉ tiêu này đạt 8,12%, tăng 1,04 % so với năm 2019 là 7,08%; có nghĩa là năm 2020 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty tạo ra 8,12 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,04 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng trong khi doanh thu thuần tăng, mức tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn mức tăng của lợi nhuận sau thuế nên ROS tăng. Trong thời gian tới, công ty nên có các biện pháp hiệu quả hơn nhằm tăng doanh số bán hàng (nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng...) đồng thời quản lý chi phí chặt chẽ để nâng cao tỷ suất này.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): là chỉ tiêu tài chính giúp đánh giá

hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. ROA chính là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Tỷ số này cho biết 100 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Ta

2019. Như vậy, 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản năm 2020 tạo ra được 20,76 đồng lợi nhuận sau thuế và tương ứng giảm 5,35 đồng so với năm 2019. Do lợi nhuận sau thuế tăng và tổng tài sản cũng tăng mạnh nên ROA giảm. Tỷ suất này thấp hơn so với năm liền trước cho thấy hiệu quả kinh doanh giảm đi nhưng mức giảm không đáng kể. Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, một doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROA lớn hơn 7.5%. Như vậy công ty nên cố gắng sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn nữa để đảm bảo được tỷ suất sinh lời hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.4.2. Phân tích tình hình công nợ

Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản mà các nhà quản trị quan tâm, các khoản công nợ ít không dây dưa kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển. Các khoản công nợ tồn đọng nhiều sẽ dẫn đến tình tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và làm cho các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Tình hình công nợ của doanh nghiệp ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn, do vậy doanh nghiệp thường xuyên phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối quan hệ mật thiết với nhau để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp và thực trạng như thế nào.

c. Phân tích tình hình các khoản phải thu

Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: phải thu của khách hàng, phải thu của người bán về việc ứng trước tiền, phải thu của cán bộ công nhân viên, phải thu của các đối tượng khác… khi phân tích ta thường so sánh số cuối kỳ và đầu kỳ họp qua nhiều thời điểm để thấy quy mô và tốc độ biến động của từng khoản phải thu, cơ cấu của các khoản phải thu… Các thông tin từ kết quả phân tích là cơ sở khoa học để nhà quản trị đưa ra các quyết định phù hợp cho từng khoản phải thu cụ thể.

Bảng 2.16. Bảng phân tích tình hình phải thu của khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Số dư bình quân phải thu của

Số vòng quay phải thu của

khách hàng (Vòng) 55 65 (10)

Thời gian 1 vòng quay phải thu

của khách hàng (Ngày) 6,64 5,62 1,02

(Nguồn: Kết quả tính từ BCKQKD và BCĐKT)

Qua kết quả tính được ta thấy, số vòng quay phải thu của khách hàng năm 2020 giảm so với năm 2019 là 10 vòng, do vậy thời gian bình quân mỗi vòng quay năm 2020 tăng so với năm 2019 là 1,02 ngày. Chứng tỏ vốn của doanh nghiệp năm 2020 bị chiếm dụng hơn so với năm 2019. Qua đây, công ty cần đưa ra các biện pháp thu hồi công nợ nhanh chóng nhằm giảm bớt vốn bị chiếm dụng.

d. Phân tình hình phải trả người bán

Trong các khoản phải trả phải trả nhà cung cấp thường có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thanh toán và uy tín của doanh nghiệp. Khi các khoản phải trả người bán không có khả năng thanh toán dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện uy tín của doanh nghiệp giảm đi. Khi các khoản phải trả được thanh toán đúng hạn uy tín của doanh nghiệp được nâng cao đó là nhân tố góp phần xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Mặt khác các khoản phải trả quá hạn chiếm tỷ trọng lớn mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán tất nhiên nguy cơ phá sản sẽ xảy ra

Bảng 2.17. Bảng phân tích tình hình phải trả người bán

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Số dư bình quân phải trả người

bán (Đồng) 593,284,125 1,043,725,650 (450,441,525) Số vòng quay phải trả người bán

(Vòng) 185 84 101

Thời gian 1 vòng quay phải trả

người bán (Ngày) 1,97 4,35 (2,38)

Qua kết quả tính toán ta thấy, số vòng quay phải trả người bán năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019 là 101 vòng, do vậy thời gian thời gian bình quân mỗi vòng quay năm 2020 giảm so với năm 2019 là 2,38 ngày. Chứng tỏ doanh nghiệp năm 2020 chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhiều hơn so với năm 2019. Qua phân tích các nhà quản trị cần đưa ra các biện pháp thanh toán công nợ nhanh chóng nhằm giảm bớt vốn chiếm dụng, góp phần nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.

2.2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

a. Chỉ tiêu đánh giá hiệu xuất sử dụng tài sản

Bảng 2.18 . Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Tín Phát

Đơn vị: Lần

(Nguồn: Kết quả tính từ BCKQKD và BCĐKT) Để thực hiện mục tiêu là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, vấn đề tài sản là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý tài chính. Hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả cao một phần là nhờ sử dụng tài sản một cách hợp lý. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình

kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ sự vận động của tài sản càng nhanh và đây là điều kiện cơ bản để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản năm 2020 là 2.56 lần, giảm 1.12 lần so với năm 2019. Điều này có nghĩa là năm 2018 cứ 1 đồng đầu tư cho tài sản thì công ty tạo ra 2.56 đồng doanh thu thuần, giảm 1.12 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là do năm 2020 doanh thu thuần tăng thấp hơn mức tăng của tổng tài sản nên hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm đi. Tuy mức giảm này rất nhỏ 1.12 lần nhưng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn.

Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Trong tương lai, công ty phải tiếp tục chú trọng hơn nữa vào hiệu suất sử dụng tài sản bằng cách tập trung thực hiện các chính sách, các chiến lược, lấy khách hàng là trung

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đầu tư việt tín phát (Trang 70 - 79)