5. Kết cấu chuyên đề
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh việc chỉ ra những kết quả đạt được của công ty, chúng ta không thể không đề cập đến những khó khăn vẫn còn tồn tại để từ đó tìm hiểu nguyên nhân từng bước hoàn thiện hơn nữa hiệu quả tiêu thụ của công ty để thúc đẩy công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trong sự cạnh tranh đầy khốc liệt của cơ chế thị trường. Những tồn tại trong thời gian qua của công ty bao gồm:
-Chi phí phát sinh trong quá trinh kinh doanh còn khá cao. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Một số mặt hàng khi nhập về thì nhu cầu đã bị hạ xuống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty cũng như gây mất uy tín của công ty với các bạn hàng, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hóa.
-Tỷ lệ bị chiếm dụng vốn của công ty đang ở mức cao, công ty cần có các biện pháp thu hồi công nợ.
-Trình độ của nhân viên vẫn còn yếu kém. Một số cán bộ kinh doanh thiếu nhạy bén trên thương trường gây ảnh hưởng không tốt trong kinh doanh.
-Giá hàng hóa mà công ty mua về không phải là mức giá thấp nhất ngoài thực tế. Đồng tiền tính toán thường là tiền của đối tác do đó công ty không thể dự đoán trước được sự biến động về đồng tiền ấy trên thị trường ra sao, nên nhiều khi công ty đã phải
chịu những khoản chi phí khá lớn cho sự biến động về tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Điều đó dẫn đến lợi nhuận kinh doanh không phù hợp với lợi nhuận đáng ra phải có.
-Với tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, cạnh tranh mạnh với sự xuất hiện của rất nhiều công ty cùng ngành nghề thì việc những hợp đồng mà công ty nhận được còn hạn chế, chưa mở rộng được mạng lưới kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, chưa tiếp cận được với những đơn hàng lớn.
-Các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) đều có giá trị cao nhưng giai đoạn nghiên cứu lại có xu hướng giảm. Tài sản vận dụng còn chậm, đem lại hiệu quả sử dụng còn thấp.