Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi tài chính là NHTM chủ yếu kinh doanh từ nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính. Vì vậy, nghiên cứu tình hình huy động vốn là vấn đề được quan tâm đầu tiên khi xem xét nguồn vốn của NHTM. Để phân tích tình hình huy động vốn, thường xem xét qua các nội dung:
Phân tích quy mô, cơ cấu của nguồn vốn huy động
(1) Tổng nguồn vốn huy động
(2) Tốc độ tăng nguồn vốn huy động Tốc độ tăng nguồn vốn huy động = Nguồn vốn huy động kỳ này - Nguồn vốn huy động kỳ trước Nguồn vốn huy động kỳ trước
(3) Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Tỷ trọng nguồn vốn Tổng nguồn vốn huy động
huy động trên tổng = --- x 100 % nguồn vốn Tổng nguồn vốn
26
Tỷ trọng từng Nguồn vốn huy động loại i
nguồn vốn = --- x 100 % huy động Tổng nguồn vốn huy động
(5) Tỷ lệ nguồn vốn huy động/vốn tự có
Chỉ tiêu (1) thể hiện quy mô của nguồn vốn huy động.
Bằng phương pháp so sánh các các chỉ tiêu (2) và (3) giữa kỳ này với kỳ trước, nhà phân tích sẽ thấy được sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Nếu nguồn vốn huy động càng lớn, tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn càng tăng càng thể hiện khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế của NHTM càng tốt. Chỉ tiêu (4) phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong đó: số dư từng loại nguồn vốn huy động được tính phụ thuộc vào cách phân loại nguồn vốn của từng ngân hàng. Nhìn chung, các tiêu thức phân loại nguồn vốn huy động thường được các nhà quản lý các NHTM lựa chọn như: hình thức huy động vốn, thị trường huy động, kỳ hạn huy động.
Việc phân loại nguồn vốn huy động theo nhiều tiêu thức khác nhau có tầm quan trọng đặc biệt cho sự gia tăng nguồn vốn, sự tăng trưởng lợi nhuận, và đảm bảo nhu cầu thanh toán cho ngân hàng.
Thông qua mức độ biến động của từng loại nguồn vốn huy động, nhà phân tích có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong công tác huy động vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, trên cơ sở đó mà có thể lựa chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm các mức rủi ro thích hợp, với chi phí huy động vốn chấp nhận được.
Chỉ tiêu (5) được dùng để đánh giá mức độ mở rộng của nguồn vốn huy động trên cơ sở vốn tự có, chỉ tiêu này còn dùng để đảm bảo không vi phạm quy định về giới hạn huy động vốn của ngân hàng Nhà nước. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì nguồn vốn huy động không được phép vượt quá 20 lần vốn tự có của ngân hàng.
Ngoài ra, lãi suất huy động cũng luôn được Ngân hàng quan tâm nghiên cứu vì nó chính là sự biểu hiện của giá cả nguồn vốn huy động. Ngân hàng huy
27
động bằng nhiều nguồn khác nhau với lãi suất khác nhau, do đó lãi suất huy động bình quân đầu vào sẽ chịu ảnh hưởng không chỉ với lãi suất từng nguồn, mà còn bởi cơ cấu của nguồn huy động.