Lợi nhuận và mức độ sinh lợi cao tạo ra khả năng tăng thu nhập cho người lao động, tăng tích luỹ, có điều kiện để cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động, từ đó góp phần nâng cao uy tín, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng đó trên thị trường. Bởi vậy, phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng tạo lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu. Khi nghiên cứu nội dung này, các nhà khóa luận quan tâm đến các khía cạnh sau:
Đánh giá quy mô, tốc độ tăng lợi nhuận kỳ này so với kỳ trước, mức độ ổn định của lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định. Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích là:
(1) Lợi nhuận thuần từ lãi (2) Lợi nhuận thuần trước thuế (3) Lợi nhuận sau thuế
32
(4) Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế
Xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với thu nhập, với quy mô tài sản, nguồn vốn CSH để đánh giá khả năng sinh lợi của các tài sản, nguồn vốn qua các chỉ tiêu:
(5) Tỷ suất lợi Tổng lợi nhuận trước thuế
nhuận trên = --- x 100 thu nhập thuần Tổng thu nhập thuần của ngân hàng trong kỳ (6) Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản = --- x 100
(ROA) Tổng tài sản bình quân
(7) Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH = --- x 100
(ROE) Nguồn vốn CSH bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên thu nhập (6) để đo lường khả năng mang lại lợi nhuận của 1 đồng thu nhập, đồng thời qua chỉ tiêu này cũng chỉ ra được hiệu quả trong việc tối ưu hóa chi phí của ngân hàng.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return On Asset – ROA) (6) đo lường hiệu quả khai thác tài sản có của ngân hàng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE) (7) đo lường hiệu quả của 1 đồng vốn của bản thân ngân hàng.
Bằng phương pháp so sánh các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, ta sẽ thấy được hiệu quả đạt được của một đồng tài sản hay một đồng vốn tự có của kỳ này so với kỳ trước hoặc so với ngân hàng khác.
Ngoài ra, để thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, thường đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi theo phương pháp phân tích Dupont.
33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM