Phân tích tình hình cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM (2018 2020) (Trang 27 - 28)

Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM. Nguồn thu từ hoạt động này luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nghiệp vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay là lĩnh vực có nhiều rủi ro và phức tạp nhất, liên quan chặt chẽ với tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từ tiêu dùng đến sản xuất kinh doanh. Do vậy, phân tích hoạt động cho vay là một trong những nội dung được quan tâm nhất trong công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của các NHTM. Việc phân tích hoạt động cho vay thường được xem xét trên các nội dung.

1.3.2.3.1.Phân tích quy mô, cơ cấu cho vay

Phân tích quy mô, cơ cấu cho vay được thực hiện với các chỉ tiêu: (1) Tổng dư nợ tín dụng

(2) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng

(3) Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (LDR) (4) Tỷ trọng từng khoản dư nợ

Khi so sánh các chỉ tiêu (1), (2) giúp nhà phân tích xác định quy mô, sự tăng trưởng của hoạt động cho vay giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc so với kế hoạch đề ra.

Chỉ tiêu (3) giúp đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay, hoặc các nhà phần tích có thể lấy chênh lệch giữa khoản huy động và cho vay trên từng thị trường để xác định nguồn tiền của ngân hàng đang dư thừa hay thiếu hụt, để từ đó sẽ có những biện pháp kịp thời đảm bảo cân đối nguồn.

Chỉ tiêu (4) chỉ rõ cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Ở đây tổng dư nợ tín dụng thường được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của công tác quản lý như: theo thành phần kinh tế (Nhà nước, tập thể, tư nhân); theo thời hạn cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); theo ngành kinh tế (công nghiệp, thương nghiệp, nông lâm ngư nghiệp); theo vùng kinh tế (đồng bằng, trung du,

28

miền núi); theo mục đích sử dụng vốn vay hoặc theo nội tệ, ngoại tệ… Căn cứ vào tỷ trọng từng loại cho vay và sự biến động của tỷ trọng đó, ngân hàng xác lập một cơ cấu tín dụng hợp lý phù hợp với định hướng của ngân hàng cũng như chính sách phát triển kinh tế nói chung của nhà nước đồng thời có những biện pháp phòng ngừa rủi ro và những biện pháp hỗ trợ cần thiết khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng NHTM.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM (2018 2020) (Trang 27 - 28)