Thực trạng phân tích tài chính tài NHCP quốc tế Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM (2018 2020) (Trang 37)

Nhìn chung, công tác phân tích tài chính của VIB hiện nay đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với các quy định của pháp luật và phục vụ cho các nhà quản trị điều hành hoạt động của ngân hàng. Các nhà phân tích VIB chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh tỷ lệ để thấy được sự phát triển của các kỳ hoạt động kinh doanh, so với mức kế hoạch đề ra và so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực hoặc mức trung bình toành ngành.

38

Tùy theo những mục đích nghiên cứu mà các chỉ tiêu được xây dụng và phân tích theo các mục đích khác nhau nhưng có thể khái quát việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng như sau:

2.2.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn 2.2.1.1 Đánh giá biến động tài sản và nguồn vốn 2.2.1.1 Đánh giá biến động tài sản và nguồn vốn

Thực tế cho thấy, đây là một trong những nội dung phân tích được ngân hàng VIB quan tâm . Vì thế việc đánh giá này đã được tiến hành một cách định kỳ nhất vào các thời điểm như báo cáo tổng kết quý, năm.

Để phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn các nhà phân tích VIB đã phân loại tài sản và nguồn vốn theo quy định của NHNN thành các mục lớn như sau:

Bảng 2.1: Phân loại tài sản theo quy định của NHNN

TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ

1. Tiền mặt, chứng từ có giá, vàng 2. Tiền gửi, cho vay các TCTD khác 3. Cho vay khách hàng

4. Các khoản đầu tư, góp vốn 5. Tài sản cố định.

6. Tài sản có khác.

1. Vốn huy động từ TCKT, dân cư 2. Tiền gửi, tiền vay NHNN, TCTD

khác

3. Tài sản nợ khác

4. Vốn chủ sở hữu và các quỹ

VIB đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục, chính những con số tài chính đã phản ánh bức tranh phát triển toàn diện của VIB. Chiến tranh thương mại Trung Mỹ (2018-2019), VIB kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, nền kinh tế Việt Nam ít nhiều ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh đó… Tuy nhiên, với những ưu thế sẵn có về uy tín, sự nỗ lực của cán bộ nhân viên và các nhà quản trị ngân hàng với hàng loạt chính sách thu hút khách hàng. Ngân hàng vẫn không ngừng nâng cao được thị phần trong hoạt động kinh doanh.

39

Danh mục tài sản có của VIB tập trung vào hoạt động cho vay khách hàng, chiếm tỷ trọng 69% trong đó cho vay khách hàng cá nhân chiếm 82,4%, khách hàng doanh nghiệp chiếm 17,6%. Cho thấy chiến lược của VIB là chú trọng vào phân khúc bán lẻ, với các khoản vay tiêu dùng có TSBĐ chiếm hơn 90% tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ dư nợ tiêu dùng tín chấp (thẻ tín dụng, vay tín chấp cá nhân) thấp, nhỏ hơn 10% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Do đó danh mục tín dụng của VIB có mức độ rủi to tín dụng thấp và ít bị ảnh hưởng từ các biến động tiêu cực từ kinh tế vĩ mô hay dịch bệnh COVID-19 toàn cầu, VIB luôn đảm bảo tuân thủ các giới hạn cấp tín dụng quy định của NHNN, tỷ lệ dư nợ của 1 khách hàng trên vốn tự có của VIB thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng giới hạn của NHNN là 15%.

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018-2020 của VIB)

Tổng tài sản của Ngân hàng tăng liên tục trong qua các năm từ 2018 đến 2020, đặc biệt năm 2019-2020 đều tăng tổng tài sản lên rất cao. Năm 2019, tăng 45.365.269 triệu dồng tương ứng tăng 32,6% so với năm 2018. Năm 2020, tăng 60.144.192 triệu đồng tương ứng tăng 32,59% so với năm 2019. Tổng tài sản của năm 2019 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2018, năm 2020 cũng tăng 1,3 lần so với năm 2019. Dù năm 2019 và năm 2020 cả thế giới gặp đại dịch Covid-19 nền kinh tế đóng băng, kìm hãm sự phát triển nhưng ngân hàng VIB vẫn tăng tổng tài sản

139166216 184531485 244675677 0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

40

có thê thấy được VIB đã nhạy bén trong cách điều tiết các hoạt động phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh này. Quy mô của VIB vẫn không ngừng tăng qua các năm nhưng vẫn chịu tác động của dịch.

Cụ thể cơ cấu khoản mục trong tài sản và nguồn vốn của VIB thể hiện như sau:

(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất VIB năm 2019-2020)

23% 29% 9% 31% 49% -30% 11% 17%

Cơ cấu tài sản của VIB năm 2020 so với năm 2019

Tiền mặt, vàng bạc và đá quý Tiền gửi tại NHNN

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng Cho vay khách hàng

Đầu tư chứng khoán Góp vốn đầu tư dài hạn

Tài sản cố định Tài sản khác

41

(Nguồn Báo cáo tài chính ngân hàng VIB năm 2018-2019)

Ta có thể thấy được các tài sản của ngân hàng VIB vẫn tăng đều. Đầu tiên là về tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2019 tăng 6% so với năm 2018, năm 2020 tăng 23%. Có thể thấy được năm 2020 tiền mặt, vàng bạc, đá quý tăng mạnh lên đến 23%, ngân hàng VIB năm 2020 đã mua một lượng vàng, bạc, đá quý để tích trữ bởi tại thời điểm dịch bệnh này việc tích trữ vàng chờ thời cơ mua ra bán vào là rất có lợi.

Tiền gửi NHNN tăng mạnh vào năm 2019 tăng 67% so với năm 2018 mà năm 2020 chỉ tăng 29% so với năm 2019. VIB vẫn tuân thủ theo quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc, được phép duy trì một số dư thả nổi tài tài khoản dự trữ bắt buộc. Số dư bình quân dự trữ bắt buộc hàng tháng phải không được thấp hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhân vơi số dư tiền gửi của tháng trước tại ngân hàng.

6% 67% -2% 34% -3% -8% 4% 53%

Cơ cấu tài sản của VIB năm 2019 so với năm 2018

Tiền mặt, vàng bạc và đá quý Tiền gửi tại NHNN

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng Cho vay khách hàng

Đầu tư chứng khoán Góp vốn đầu tư dài hạn

Tài sản cố định Tài sản khác

42

Bảng 2.2: Tiền gửi tại NHNN Việt Nam của ngân hàng VIB (2018-2020) ĐVT: Triệu đồng

31/12/2020 31/12/2019 31/12/2018 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam

- Tiền gửi thanh toán và quỹ dự trữ bắt buộc bằng VNĐ

- Tiền gửi thanh toán và quỹ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ khác 20.219.190 4.372.347 24.242.959 4.898.352 2.466.260 7.681 24.591.537 19.040.311 2.473.941

(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất của VIB năm 2018-2020)

Bảng 2.3: Tỷ lệ DTBB tại thời điểm cuối năm

ĐVT: Triệu đồng

Loại tiền gửi Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc

Số dư bình quân tháng trước 31/12/2020 31/12/2019 31/12/2018

- Tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng 3% 3% 3% - Tiền gửi bằng VND có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 1% 1% 1%

- Tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có thời hạn dưới 12 tháng

43

- Tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn từ 12 tháng trở lên

6% 6% 6%

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài

1% 1% 1%

(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất của VIB từ năm 2018-2020)

Tiền gửi tại các TCTD khác của VIB năm 2019 giảm 2% so với năm 2018, năm 2020 lại tăng 9% so với năm 2019. Tổng dư nợ các năm đều xấp xỉ nhau khoảng 40-41% tổng tài sản. Tổng dư nợ của năm 2020 là 169.520.235 triệu đồng chiếm 41% trong tổng tài sản tăng so với năm 2019 là 40.320.427 triệu đồng tương ứng tăng 31%, so với năm 2018 là 73.381.500 triệu đồng tương ứng tăng 76%. Dư nợ cho vay của Khối ngân hàng bán lẻ đã tăng 46% trong năm 2019, tỷ trọng dư nợ tăng từ 73% cuối năm 2018 lên 82% tại cuối nắm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, hoạt động cho vay của Khối vẫn đạt tăng trưởng 7,5%. Đối với Khối khách hàng doanh nghiệp, VIB tập trung cho vay ngắn hạn, vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. VIB đã chọn phương án phát triển kinh doanh thận trọng với việc kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhưng đây là con số phù hợp khả năng quản trị rủi ro và đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho VIB khi rất nhiều hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh chóng mà chỉ nhìn thấy sau từ 1-2 năm. Các khoản đầu tư chứng khoán (mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu của các TCTD khác, trái phiếu của TCTD…) năm 2020 là 41.371.557 triệu đồng vẫn chiếm 10% tổng tài sản, tăng so với năm 2019 là 13.529.564 triệu đồng (tăng 49%). Tỷ trọng đầu tư chứng khoán tương đối cao vì việc đầu tư vào các loại chứng khoán chính phủ, chứng khoán của các TCTD vừa tối ưu hóa nguồn vốn dư thừa khi tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời vừa đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết thông qua thị trường thứ cấp. Dù đầu tư chứng khoán không tạo ra lãi cao khi cho vay thị trường 1, tuy nhiên kênh đầu tư này là kênh đầu tư tối ưu nhất trong giai đoạn hiện nay.

Giá trị góp vốn đầu tư dài hạn năm 2020 tiếp tục giảm 30% so với năm 2019, từ 105.805 triệu đồng xuống 73.628 triệu đồng, năm 2020 vốn đầu tư dài hạn giảm mạnh nhất trong 3 năm 2018-2020.Giá trị góp vốn đầu tư dài hạn năm 2020 giảm

44

64% so với năm 2018. Riêng năm 2018 giá trị góp vốn đầu tư tăng 1% so với năm 2017. Giá trị đầu tư dài hạn khác cũng giảm từ 185.272 triệu đồng (năm 2019) xuống 137.272 triệu đồng (năm 2020), dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn cũng giảm từ 79.467 triệu đồng (năm 2019) xuống 63.644 triệu đồng (năm 2020). Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn tới các tổ chức kinh tế đang đứng trước khả năng thua lỗ khó đoán trước được tình hình.

Khoản mục tài sản cố định năm 2020 tăng cao nhất với giá trị 406.873 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2019 nhưng giá trị trong tổng tài sản chiếm rất nhỏ chưa đến 1%, tài sản cố định năm 2019 tăng 4% so với năm 2018.Theo nhận xét NHNN thì tài sản cố định thiết bị nên chiếm khoảng 2%, cũng phù hợp quy định của NHNN là TCTD không được mua tài sản cố định quá 50% vốn tự có của ngân hàng. Các khoản tài sản có khác bao gồm các khoản lãi phí phải thu, chi phí chờ phân bổ, các khoản thanh toán điều chuyển trong nội bộ ngân hàng , các khoản phải thu khác. Số dư các khoản này là 4.396.495 triệu đồng, tăng 17%, chiếm 1% trong tổng tài sản. Số dư khoản này tăng chủ yếu do khoản phải thu tăng mạnh do chưa đến hạn thanh toán.

(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất của VIB năm 2019-2020)

0% 56% 23% -6% 66% 22% 34%

Cơ cấu nguồn vốn VIB năm 2020 so với năm 2019

Tiền vay NHNN

Tiền gửi, tiền vay của các TCTD Tiền gửi các TCKT và cá nhân

Vốn tài trợ và ủy thác đầu tư

Phát hành giấy tờ có giá Tài sản nợ khác

45

(Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất VIB từ năm (2018-2019)

Tổng vốn lưu động của VIB bao gồm nguồn từ các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các nguồn vốn lưu động khác từ trong nước, ngoài nước. VIB chú trọng hoạt động huy động vốn nhằm đảm bảo đủ nguồn giải ngân cho hoạt động tín dụng và đầu tư, cũng như an toàn trong thanh khoản, đáp ứng tốt những yêu cầu về tiền gửi và thanh toán của khách hàng.

Năm 2020, vốn lưu động thị trường 1 (bao gồm phát hành GTCG cho TCKT và cá nhân) là 178.908.768 triệu đồng chiếm 62% trong tổng nguồn vốn, trong đó TCKT và cá nhân tăng 23% và GTCG tăng 66% so với năm 2018. Vốn lưu động thị trường 1 năm 2020 cao gấp 2 lần năm 2018, tăng 83.893.709 triệu đồng. Trong các năm 2018-2020 thì vốn lưu động thị trường 1 năm 2019 tăng cao nhất đạt 44.496.832 triệu đồng.

Vốn lưu động thị trường 2 (bao gồm tiền gửi, tiền vay của các TCTD và vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư) năm 2020 chiếm 15% trong tổng nguồn vốn, trong đó tiền gửi, tiền vay của các TCTD tăng 56% và vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư giảm 6% so với năm 2018. Năm 2020 là năm mà vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư giảm ít nhất trong các năm 2018-2020. Do đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp bị biến động tài chính nên tiền đầu tư giảm dẫn đến các vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư cũng giảm. Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư là khoản vốn nhận từ quỹ phát triển nông thôn (RDF) được ngân hàng Thế giới tài trợ cho vay các hộ nông thôn, năm 2020 nguồn vốn này khoảng 390 tỷ VNĐ, tương đối ổn định so với năm 2018 là 362 tỷ VNĐ. Nguồn vốn này tuy nhỏ, nhưng là vốn ổn định và đặc biệt chi phí đầu vào thấp.

-1% -7% 44% -46% 69% 36% 26%

Cơ cấu nguồn vốn VIB năm 2019 so với năm 2018

Tiền vay NHNN

Tiền gửi, tiền vay của các TCTD Tiền gửi các TCKT và cá nhân

Vốn tài trợ và ủy thác đầu tư

Phát hành giấy tờ có giá Tài sản nợ khác

46

Vốn tự có và các quỹ năm 2020 là 17.973.814 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6% tổng nguồn vốn tăng 4.544.170 triệu đồng so với năm 2019. Năm 2020 là năm vốn tự có và các quỹ tăng cao nhất gấp 1,6 lần năm 2019, 2,4 lần năm 2018. Số liệu đó đã cho thấy rằng năm 2020 vốn tự có và các quỹ tăng rất nhiều thể hiện sự tăng trưởng của VIB, dù dịch bệnh hoành hành nguồn vốn tăng tạo sự uy tín ban đầu cho ngân hàng là cơ sở để ta thấy được tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của VIB. Việc tăng vốn không những để từng bước đảm bảo mức vốn pháp định theo quy định mà còn phục vụ cho việc sử dụng vốn điều lệ để cho vay trung dài hạn, đầu tư vào những dự án hiệu quả của NH. Điều này còn giúp NH giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn, nhất là vốn huy động để cho vay trung dài hạn. Hiện nay tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của một NH. Nếu vốn điều lệ nhỏ, Ngân hàng khó có thể tiếp cận với những tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn trong hoạt động tín dụng.

Nhìn chung, kết cấu tài sản và nguồn vốn của VIB khá hợp lý và phù hợp giai đoạn nền kinh tế suy thoái hiện nay, cùng với chiến lược phát triển kinh doanh một cách thận trọng với trọng tâm là thực hiện sáng kiến cải thiện hiệu quả hoạt động.

2.2.1.2 Phân tích vốn chủ sở hữu và các quỹ

Khi đánh giá tình hình vốn chủ sở hữu và các quỹ, các nhà phân tích NHTM Việt Nam cần quan tâm đến các vấn đề sau: Bằng phương pháp so sánh tổng mức vốn tự có của ngân hàng giữa thời kỳ này so với thời kỳ trước, tỷ trọng từng khoản vốn tự có trong tổng vốn tự có, ngân hàng đã phân tích tình hình tăng, giảm vốn tự có, sự thay đổi cơ cấu vốn tự có theo thời gian.

Bảng 2.4: Nguồn vốn năm 2018-2020 của VIB

ĐVT: Triệu đồng

Loại nguồn vốn

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018

Triệu VNĐ Tăng/ giảm so với năm trước Năm 2020 so với năm 2019 Triệu VNĐ Tăng/ giảm so với năm trước Năm 2019 so với năm 2018 Triệu VNĐ VỐN VÀ CÁC QŨY 17,973,814 4,544,170 34% 13,429,644 2,761,999 26% 10,667,645

47 Vốn của TCTD 0 0 0 - 7,835,885 -100% 7,835,885 Vốn điều lệ 11,093,879 1,848,965 20.00% 9,244,914 1,410,241 18.00% 7,834,673 Thặng dư vốn cổ phần 1,350 18 1.35% 1,332 -719,236 - 99.82% 720,568 Cổ phiếu quỹ - - - - - -719,356 Qũy của TCTD 1,252,899 - 1,340,133 -51.68% 2,593,032 884,329 51.75% 1,708,703 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0 0 0 0 0 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 0 0 0 0 Lợi nhuận chưa phân phối/lỗ lũy kế 0 0 0 0 0 0 1,123,057

(Nguồn báo cáo tài chính hợp nhất của VIB năm 2018-2020)

VIB tăng vốn điều lệ năm 2018 từ 5.644.425 triệu đồng lên 7.834.673 triệu đồng, thặng dư của vốn cổ phần giảm 437.965 triệu đồng và giá trị vốn chủ sở

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP QUỐC tế VIỆT NAM (2018 2020) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)