5. Kết cấu đề tài
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn
a. Phân tích biến động về cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 2. 5: Phân tích cơ cấu nguồn vốn (theo chiều ngang)
Đơn vị: Đồng
Nguồn vốn Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018
So sánh 2020 so với 2019 So sánh 2019 so với 2018 Số tiền % Số tiền % C. Nợ phải trả 180,638,374 113,496,802 131,156,159 67,141,572 0.59 -17,659,357 -0.13 1. Nợ ngắn hạn 180,638,374 113,496,802 131,156,159 67,141,572 0.59 -17,659,357 -0.13 2. Nợ dài hạn D. Vốn chủ sở hữu 1,731,110,753 1,744,809,508 154,616,882 -13,698,755 -0.01 1,590,192,626 10.28 1. Vốn góp chủ sở hữu 2,000,000,000 2,000,000,000 2,000,000,000 0 0 0 0.00 2. Nguồn kinh phí và quỹ
khác -268,889,247 -255,190,492 -45,383,118 -13,698,755 0.05 -209,807,374 4.62 TỔNG CỘNG NGUỒN
1
Thông qua bảng phân tích biến động nguồn vốn có thể thấy: Cuối năm 2020 tổng nguồn vốn của Công ty so với năm 2020 tăng 53,442,817 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0.03 %. Năm 2019 tăng hơn 1,572,533,269 đồng tương ứng tăng 5,5%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Nợ phải trả: Năm 2020 so với 2019 tăng 67,141,572 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0.59%. Năm 2019 lại giảm hơn năm 2018 là 17,659,375 đồng.Trong nợ phải trả có các khoản vay và nợ ngắn hạn, dài hạn biến động như sau:
Nợ ngắn hạn: năm 2020 so với năm 2019 nợ ngắn hạn là 180,638,374 đồng cao hơn nợ ngắn hạn năm 2019 là 113,496,802 đồng cao hơn 67,141,572 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 0.59 %. Năm 2019 nợ ngắn hạn giảm hơn 17,659,357 đồng do năm đó công ty hoạt động tốt nên mình trả được nhà cung cấp.
Qua phân tích nợ phải trả có thể thấy Công ty vào năm 2020 đi vay ít, đến năm 2020 khả năng thanh toán đã tăng nên Công ty đã giảm được ràng buộc và sức ép từ các khoản nợ vay.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã có sự thay đổi. Năm 2020 giảm hơn 13,698,755 so với năm 2019 tương ứng giảm 0.01%. Năm 2019 giảm hơn 209,807,374 đồng giảm hơn so với năm 2018. Công ty cần phát triển tăng vốn chủ sở hữu lên để năm tiếp theo có khả năng tài chính vững vàng.
1 b. Phân tích biến động về quy mô nguồn vốn.
Bảng 2. 6: Phân tích biến động nguồn vốn ( theo chiều dọc)
Đơn vị: Đồng
Nguồn vốn Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018
Theo quy mô chung % Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2019/2018 Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 C. Nợ phải trả 180,638,374 113,496,802 131,156,159 9.45 6.11 0.46 3.34 5.65 1. Nợ ngắn hạn 180,638,374 113,496,802 131,156,159 9.45 6.11 0.46 3.34 5.65 2. Nợ dài hạn 0.00 D. Vốn chủ sở hữu 1,731,110,753 1,744,809,508 154,616,882 90.55 93.89 0.54 -3.34 93.35 1. Vốn góp chủ sở hữu 2,000,000,000 2,000,000,000 2,000,000,000 104.62 1.076 7.00 -3.01 -5.92 2. Nguồn kinh phí và quỹ
khác -268,889,247 -255,190,492 -45,383,118 -14.07 -13.73 -0.16 -0.33 -13.57 TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN 1,911,749,127 1,858,306,310 285,773,041 100 100 100 0 0.00
Theo bảng đánh giá khái quát về nguồn vốn thì ta thấy tổng nguồn vốn cả 3 năm 2018,2019,2018 đều có sự biến động . Để hiểu rõ hơn tình hình biến động và cái nhìn tổng quát về cơ cấu nguồn vốn của Công ty 3 năm:
1
Cùng với sự tăng trưởng ngày càng lớn mạnh của công ty thì nguồn vốn của công ty cũng tăng trưởng mạnh qua các năm từ 2018 đến năm 2020. Vốn chủ sở hữu là những gì còn lại sau khi trừ các khoản nợ vào tài sản. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn do nhà đầu tư cấp, và lợi nhuận được giữ lại theo thời gian. Vốn chủ sở hữu còn có nhiều tên gọi khác, chẳng hạn vốn cổ phần và vốn cổ đông. Qua hai năm 2019 và 2018 ta thấy nguồn vốn của năm 2020 đạt 1,731,110,570 đồng chiếm 90.55 tổng cộng nguồn vốn và năm 2019 đạt 1,744,809,508 đồng chiếm 93.89%. Năm 2019 vốn chủ sở hữu tăng 93.35 % so với năm 2018, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động khá là ổn định. Điều này làm uy tín tài chính của công ty trên thị trường tài chính cao, rủi ro tài chính thấp, khả năng tự chủ tài chính ổn định. Nợ phải trả, tức nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác. Nợ phải trả luôn được chia thành hai loại chính. Nợ ngắn hạn là những khoản phải thanh toán trong vòng chậm nhất là một năm. Nợ dài hạn là những khoản được thỏa thuận thanh toán trong khoảng thời gian dài hơn. Nhìn vào bảng ta thấy nợ phải trả năm 2020 tăng 67,141,572 đồng tỷ trọng tăng 3.34%. Ta có thể thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp rất tốt.
Kết luận:
Phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và kỹ thuật Antek cho thấy:
- Các khoản phải thu của khách hàng tăng, phản ánh nguồn vốn của Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng ít, do đó Công ty đang cố gắng đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Đến năm 2020 điều này vẫn chưa được cải thiện.
- Tài sản cố định chiếm tỷ trọng không chiếm trong tổng tài sản. Do đặc thù kinh doanh của Công ty nên tài sản cố định không chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản.
- Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhìn chung biến động không lớn. Năm 2020, nợ phải trả tăng còn vốn chủ sở hữu giữ nguyên làm giảm bớt rủi ro doanh nghiệp.