Thực trạng phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật antek (Trang 61 - 65)

5. Kết cấu đề tài

2.2.4 Thực trạng phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng

a.Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư.

Bảng 2. 13: Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch năm 2020 so với năm 2019 Chênh lệch 2019 so với 2018 Hệ số nợ Lần 0.046 0.061 0.095 0.034 0.015 Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.084 0.065 0.1 0.035 -0.019

Tỷ suất đầu tư vào tài sản

ngắn hạn

Lần 1 1 1 0

0

Hệ số nợ.

Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh của Công ty đang sử dụng có bao nhiêu là vay nợ, bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ của Công ty năm 2020 là 0.095 lần, hệ số nợ của năm 2019 là 0.061 lần và hệ số nợ của năm 2018 là 0.046. Hệ số nợ của năm

12

2020 tăng hơn 0.034 lần so với hệ số nợ năm 2019. Hệ số nợ của năm 2019 tăng hơn 0.015 lần so với năm 2018.

Doanh nghiệp có mức độ độc lập tương đối với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hoặc sức ép nhiều từ các khoản nợ vay, nhưng khi hệ số nợ cao hơn thì doanh nghiệp lại có lợi hơn, vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. Hệ số nợ của Công ty tương đối thấp chứng tỏ khả năng tự lập về tài chính của Công ty khá cao.

Hệ số vốn chủ sở hữu.

Hệ số vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ suất tự tài trợ. Năm 2019 tỷ suất tự tài trợ của Công ty là 0,065 lần. Năm 2020 tỷ suất tự tài trợ của Công ty là 0,1 lần tăng hơn 0,035 lần so với năm 2019. Năm 2019 có tỷ xuất tài trợ giảm hơn 0.019 lần so với năm 2018.

Ở cả 3 năm, hệ số vốn chủ của Công ty cao chứng tỏ Công ty có nhiều vốn tự có, mức độ tự tài trợ của Công ty với vốn kinh doanh của mình khá tốt, với mức độ tự tài trợ như vậy thì trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì Công ty sẽ ít gặp khó khăn.

b. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

Bảng 2. 14: Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu thanh toán

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Đơn

vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch năm 2020 so với năm 2019 Chênh lệch 2019 so với 2018 Hệ số thanh toán tổng quát Lần 2.72 16.37 10.58 -5.79 13.65 Hệ số thanh toán hiện thời Lần 2.72 16.37 10.58 -5.79 13.65 Hệ số thanh toán nhanh Lần 2.72 16.37 10.58 -5.79 13.65 Hệ số thanh toán tức thời Lần 1.61 10.42 16.57 -6.15 8.81

13

Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn

Hệ số thanh toán tổng quát của năm 2020 bằng 10.58 và chỉ số của năm 2019 bằng 16.37 .Năm 2020 hệ số thanh toán tổng quát giảm hơn 5.79 lần so với năm 2019 và năm 2019 có hệ số tổng quát tăng lên 13.65 lần. Cả hai chỉ số của 3 năm đều có chỉ số lớn hơn 2. Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.

Hệ số thanh toán hiện thời.

Ta thấy hệ số thanh toán hiện thời của năm 2020 bằng 10.58 lần thấp hơn 5.79 lần so với năm 2019 có hệ số hiện hành là 16.37. Năm 2019 hệ số thanh toán hiện thời cao hơn 13.65 lần so với năm 2018. Cả hai năm 2019 và 2020 đều có hệ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1. Cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.

Hệ số thanh toán nhanh.

Do công ty là công ty dịch vụ nên hàng tồn kho bằng không vì vậy mà hệ số thanh toán nhanh của công ty khá cao. Hệ số thanh toán năm 2020 đặt 10.58 lần thấp hơn 5.19 lần so năm 2019. Và năm 2019 có hệ số thanh toán nhanh cao hơn 13.65 lần.

Hệ số thanh toán tức thời.

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.

Nhìn vào hệ số của cả 2 năm ta thấy năm hệ số thanh toán tức thời của năm 2020 giảm hơn 6.5 lần so với năm 2019. Nhìn chung hệ số thanh toán tức thời của Công ty vẫn lớn hơn

14

1, điều này cho ta thấy nếu như các chủ nợ mà cùng đòi nợ thì Công ty có khả năng thanh toán ngay cho các chủ nợ.

c. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời.

Bảng 2. 15: Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời.

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018

Chênh lệch 2020 so với 2019 Chênh lệch 2019 so với 2018 ROA -0.007 -0.1 -0.16 0.093 0.06 ROS -0.02 -0.28 -0.17 0.26 -0.11 ROE -0.008 -0.11 -0.29 0.102 0.18

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Năm 2020 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là 0,7 % tăng 9.3 % so với năm 2019, Năm 2019 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng 6 % so với năm 2018, nghĩa là năm 2020 khi đầu tư 100 đồng tài sản thì bị lỗ 0,7 đồng lợi nhuận sau thuế, đây là dấu hiệu xấu , tình hình kinh doanh của Công ty đang theo chiều đi do ảnh hưởng của dịch bệnh covid vào cuối năm 2020.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Qua bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, ta thấy tỷ lệ sinh lời trên doanh thu năm 2020 cao hơn 2.6% so với năm 2019 và năm 2019 tỷ lệ sinh lời trên doanh thu giảm hơn 11% so với năm 2019.Năm 2020 tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là (0,02)% có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì công ty bị lỗ 2 đồng lợi nhuận sau thuế, và năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống còn (1.7)% có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì công ty bị lỗ 1.7 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua đó ta thấy cả ba năm công ty hoạt động không hiệu quả.

15

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2020 giảm 10.2 % so với 2019. Năm 2020 là (0,8) % nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì công ty chịu lỗ 0,8 đồng lãi cho chủ sở hữu, năm 2019 là (0,11) % có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì công ty lỗ 11 đồng lãi cho chủ sở hữu. Công ty cần phải cố gắng hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Như vậy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn chưa được tốt.

Kết luận

Qua bảng phân tích ta thấy năm 2020 của tất cả các chỉ tiêu đều giảm điều này cho thấy năm 2020 doanh nghiệp chưa sử dụng vốn chủ có hiệu quả cao so với năm 2019. Vì vậy Công ty có giải pháp để phát triển tình hình kinh doanh này vào năm 2021 để đạt lợi nhuận cao hơn

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật antek (Trang 61 - 65)