Cấu tạo ngoà

Một phần của tài liệu Sinh hoc 7 (Trang 56 - 61)

III – NỘI DUNG 1 Cấu tạo vỏ

2.Cấu tạo ngoà

Cơ thể trai sống, cắt cơ khép vỏ để mở vỏ (hình 20.4).

Cơ thể mực là đối tượng giúp quan sát rõ về cấu tạo ngoài của thân mềm (hình 20.5).

(Hình 20.4. Cấu tạo ngoài trai sông

1. Chân trai; 2. Lớp áo; 3. Tấm mang; 4. Ống hút; 5. Ống thoát; 6. Vết bám cơ khép vỏ; 7. Cơ khép vỏ; 8. Vỏ trai)

(Hình 20.5. Cấu tạo ngoài mực

1. Tua dài; 2. Tua ngắn; 3. Mắt; 4. Đầu; 5. Thân; 6. Vây bơi; 7. Giác bám)

Quan sát hình 20.4, 5 đối chiếu với mẫu vật để nhận biết các bộ phận và chú thích bằng số vào hình.

Khoang cơ thể ở trai sông và ốc sên tiêu giảm nên mổ và quan sát nội quan rất khó. Để quan sát cấu tạo trong của thân mềm, có thể dễ dàng thực hiện trên cơ thể mực.

70

Quan sát hình 20.6, đối chiếu với mẫu vật về cấu tạo trong của mực, nhận biết các bộ phận và ghi số vào các ô trống sao cho tương ứng với vị trí trên hình vẽ.

(Hình 20.6. Ảnh chụp cấu tạo trong của mực

… Áo; … Mang; … Khuy cài áo; … Tua dài; … Miệng; … Tua ngắn; … Phễu phụt nước; … Hậu môn; … Tuyến sinh dục.)

IV – THU HOẠCH

- Hoàn thành chú thích ở các hình 20.1, 2, 4, 5, 6. - Hoàn chỉnh bảng thu hoạch.

Bảng. Thu hoạch Cột 1: STT

Cột 2: Đặc điểm cần quan sát

Cột 3: Động vật có đặc điểm tương ứng: Ốc Cột 4: Động vật có đặc điểm tương ứng: Trai Cột 5: Động vật có đặc điểm tương ứng: Mực Bảng cho biết một số đặc điểm cần quan sát sau:

1. Số lớp cấu tạo của vỏ 2. Số chân (hay tua) 3. Số mắt

4. Có giác quan

5. Có lông trên tấm miệng 6. Dạ dày, ruột, gan, túi mực…

Hãy điền thông thêm thông tin vào các cột 3, 4 và 5 tương ứng với các đặc điểm quan sát trên

71

Bài 21

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀMI – ĐẶC ĐIỂM CHUNG I – ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Ngành Thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau:

- Về kích thước. Ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ…) chỉ nặng khoảng vài chục gam nhưng loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn.

- Về môi trường. Chúng phân bố ở độ cao hàng trăm mét (các loài ốc sên đến các ao, hồ, sông, suối và biển cả, có loài ở dưới đáy biển sâu. - Về tập tính. Chúng có hình thức sống: vùi lấp (trai, sò, ngao, ngán, …) đến lối sống bò chậm chạp (các loài ốc), tới cách di chuyển tốc độ nhanh (như mực nang, mực ống).

Tuy thích nghi rộng như vậy, nhưng cấu tạo cơ thể thân mềm vẫn có các đặc điểm chung (hình 21.A, B, C).

(Hình 21. Sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm A – Trai; B – Ốc sên; C – Mực

1. Chân; 2. Vỏ (hay mai) đá vôi; 3. Ống tiêu hóa, 4. Khoang áo, 5. Đầu.)

- Quan sát hình 21, thảo luận rồi đánh dấu (x) và điền cụm từ gợi ý vào bảng 1 cho phù hợp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

72

Bảng 1. Đặc điểm chung của ngành Thân mềm Cột 1: STT Cột 2: Đại diện Cột 3: Nơi sống Cột 4: Lối sống Cột 5: Kiểu vỏ đá vôi Cột 6: Cơ thể thân mềm

Cột 7: Cơ thể không phân đốt Cột 8: Cơ thể phân đốt

Cột 9: Khoang áo phát triển Bảng cho biết một số đại diện sau:

1. Trai sông 2. Sò

3. Ốc sên 4. Ốc vặn 5. Mực

Hãy dùng kí hiệu x hay lựa chọn những cụm từ gợi ý dưới đây để điền vào các cột từ cột 3 đến cột 9 tương ứng với từng đại diện cho ở bảng trên

Những cụm từ gợi ý là:

- Nơi sống: Ở cạn, biển; Ở nước ngọt; Ở nước lợ - Lối sống: Vùi lấp; Bò chậm chạp; Bơi nhanh - Kiểu vỏ: 1 vỏ xoắn ốc; 2 mảnh vỏ; Vỏ tiêu giảm

- Thảo luận và rút ra đặc điểm chung của ngành Thân mềm.

II – VAI TRÒ

Hầu như tất cả các loài thân mềm đều được sử dụng làm thức ăn, không chỉ cho người mà còn cho các động vật khác. Một số loài có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế cũng có một số thân mềm có hại đáng kể.

Hãy dựa vào kiến thức trong cả chương, liên hệ đến địa phương, chọn tên các đại diện thân mềm để ghi vào bảng 2.

Bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm.

Hãy cho biết Tên đại diện thân mềm có ở địa phương tương ứng với những ý nghĩa thực tiễn sau:

1. Làm thực phẩm cho người 2. Làm thức ăn cho động vật khác 3. Làm đồ trang sức

4. Làm vật trang trí

5. Làm sạch môi trường nước 6. Có hại cho cây trồng

7. Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán 8. Có giá trị xuất khẩu

9. Có giá trị về mặt địa chất 73

Ghi nhớ:

Trai, sò, ốc sên, ốc vặn, ngao, hến, mực… có môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng cơ thể đều có đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc,

thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. Trừ một số thân mềm có hại, còn hầu hết chúng đều có lợi về nhiều mặt.

Câu hỏi?

1. Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

2. Ở các chợ địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loài nào có giá trị xuất khẩu?

3. Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm?

Em có biết?

- Mắt mực về cấu tạo có các đặc điểm: cầu mắt lớn, có đủ các yếu tố thần kinh và cấu tạo quang học (màng sừng, thể thủy tinh…) nhận biết được màu sắc và có khả năng điều tiết như mắt người.

Điều đáng chú ý là số lượng tế bào thị giác ở mắt chúng lớn hơn mắt người: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ở mắt người có 100 tế bào thụ cảm thị giác trên 1mm2 + Ở mắt mực có 105.000 tế bào thụ cảm thị giác trên 1mm2 + Ở mắt mực thẻ có 165.000 tế bào thị giác trên 1mm2 Đây là sự thích nghi với lối sống săn mồi và tự vệ.

- Từ lâu người ta biết ở biển sâu có loài bạch tuộc khổng lồ. Chúng là kẻ thù không đội trời chung của cá nhà táng. Cho mãi đến năm 1877, người ta mới gặp một xác chết loài bạch tuộc ấy dạt vào ven bờ Đại Tây Dương. Con bạch tuộc này dài 18m (kể cả tua miệng), mắt có đường kính 30cm, giác ở tua miệng to bằng chiếc mũ và cả cơ thể nặng tới 1 tấn, nặng nhất trong số các loài động vật không xương sống đã biết.

74

CHƯƠNG 5 - NGÀNH CHÂN KHỚP

Chân khớp là một ngành có số loài lớn, chiếm tới hai phần ba số loài động vật đã biết. Chúng có các phần phụ phân đốt khớp động vật với nhau. Vì thế, chúng được gọi là chân khớp.

Ngành Chân khớp có 3 lớp lớn: Giáp xác (đại diện là tôm sông), Hình nhện (đại diện là nhện) và Sâu bọ (đại diện là châu chấu).

LỚP GIÁP XÁC

Phần lớn Giáp xác sống ở nước ngọt, nước mặn, cơ quan hô hấp là mang. Các đại diện thường gặp là: tôm, cua, rận nước, mọt ẩm,…

Bài 22 - TÔM SÔNG

Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hồ… nước ta.

Một phần của tài liệu Sinh hoc 7 (Trang 56 - 61)