II – CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN 1 Cấu tạo ngoài (hình 41.1)
QUAN SÁT BỘ XƯƠNG, MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU I – YÊU CẦU
I – YÊU CẦU
- Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay.
- Xác định được các cơ quan của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu.
II – CHUẨN BỊ
- Mẫu mổ chim bồ câu (đã gỡ nội quan và có tiêm màu). - Bộ xương chim.
- Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim.
III – NỘI DUNG
1. Quan sát bộ xương chim bồ câu
Quan sát bộ xương chim đối chiếu với hình 42.1 để nhận biết các thành phần của bộ xương và nêu những đặc điểm thích nghi với đời sống bay.
(Hình 42.1. Bộ xương chim
1. Xương đầu; 2. Các đốt sống cổ; 3. Các đốt sống lưng; 4 – 5. Các đốt sống cùng và cụt; 6. Xương sườn; 7. Xương mỏ ác (có mấu lưỡi hái); 8. Các xương đai chi trước; 9. Các xương chi trước (xương cánh); 10. Xương đai hông; 11. Các xương chi sau.)
139
2. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ
Quan sát mẫu mổ kết hợp với hình 42.2 để xác định các hệ cơ quan và thành phần cấu tạo của từng hệ.
(Hình 42.2. Cấu tạo trong của chim bồ câu
1. Thực quản; 2. Diều; 3. Dạ dày tuyến.; 4. Dạ dày cơ (mề); 5. Ruột; 6. Gan; 7. Tụy; 8. Tim; 9. Các gốc động mạch; 10. Khí quản; 11. Phổi; 12. Tì; 13. Thận; 14. Huyệt.)
- Dựa vào kết quả quan sát trên hình vẽ và mẫu vật, kể tên các thành phần trong từng hệ để hoàn chỉnh bảng sau (cũng có thể ghi theo số trên hình).
Bảng. Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan Cột 1: Các hệ cơ quan
Cột 2: Các thành phần cấu tạo trong hệ Cho các hệ cơ quan gồm:
- Hệ tiêu hóa - Hệ hô hấp - Hệ tuần hoàn - Hệ Bài tiết
Hãy điền nội dung thích hợp vào cột 2 của bảng trên - Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Hệ tiêu hóa ở chim bồ câu có gì sai khác so với những động vật đã học trong ngành Động vật có xương sống?
140
Bài 43