CẤU TẠO NGOÀ VÀ D CHUYỂN

Một phần của tài liệu Sinh hoc 7 (Trang 61 - 66)

Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và phần bụng.

1. Vỏ cơ thể

Giáp đầu – ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

2. Các phần phụ tôm và chức năng

Chi tiết các phần phụ ở tôm (hình 22). 75

(Hình 22. Sơ đồ cấu tạo ngoài tôm sông A – Phần đầu – ngực có:

1. Mắt kép; 2. Hai đôi râu; 3. Các chân hàm; 4. Các chân ngực (càng, chân bò).

B – Phần bụng:

5. Các chân bụng (chân bơi); 6. Tấm lái.)

Quan sát hình 22, thảo luận, điền chữ và đánh dấu (x) vào bảng sau cho phù hợp:

Bảng. Chức năng chính các phần phụ của tôm Cột 1: Số thứ tự

Cột 2: Chức năng

Cột 4: Vị trí của các phần phụ: Phần đầu – ngực Cột 5: Vị trí của các phần phụ: Phần bụng

Bảng cho biết một số chức năng sau: 1. Định hướng phát hiện mồi 2. Giữ và xử lí mồi

3. Bắt mồi và bò

4. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng 5. Lái và giúp tôm nhảy

Hãy đánh dấu x vào các cột 3, 4 và 5 tương ứng với từng chức năng ở bảng trên

3. Di chuyển

Tôm có thể bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

II – DINH DƯỠNG

Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết). Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.

Ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2.

76

Thảo luận, liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau: - Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày? - Tôm ăn gì (thực vật, động vật hay mồi chết)?

- Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?

Tôm phân tính: đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành.

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?

- Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? - Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi nhớ:

Tôm sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. cơ thể tôm có 2 phần: đầu – ngực và bụng. Phần đầu – ngực có: giác quan, miệng với các chân hàm xung quanh và chân bò.

Phần bụng phân đốt rõ, phân phụ là những chân bơi.

Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.

Câu hỏi?

1. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

2. Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?

3. Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu.

Em có biết?

Dân gian có câu đố vui, đặc tả được con tôm về cấu tạo và lối sống: Đầu khóm trúc.

Lưng khúc rồng. Sinh bạch tử hồng. Xuân hạ thu đông. Bốn mùa đều có. 77

Bài 23

THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNGI – YÊU CẦU I – YÊU CẦU

- Củng cố kĩ thuật mổ động vật không xương sống, biết sử dụng các dụng cụ mổ.

- Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.

- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, biết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình vẽ đã vẽ sẵn trong sách (hình 23.1B và các hình 23.3B, C).

II – CHUẨN BỊ

- Học kĩ các kiến thức ở bài 22 về tôm sông.

- Tôm sông sống. Để giữ tôm sống, thả chúng vào bình nước và cho vào bình ít cây rong ở trên.

- Khay mổ, dụng cụ mổ, lúp cầm tay, lúp bàn.

III – NỘI DUNG

1. Mổ và quan sát mang tôm

Mổ khoang mang tôm theo 2 bước như hướng dẫn ở hình 23.1A, B. Dùng lúp có độ phóng đại lớn (lúp bàn) để thấy 3 đặc điểm của lá mang: bám vào gốc chân ngực; thành mỏng và có lông phủ.

- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp dưới nước của mang và chú thích trực tiếp vào hình thay cho các con số: 1, 2, 3, 4 (Cụm từ chú thích: đốt gốc chân ngực, lá mang, bó cơ).

(Hình 23.1. Cách mổ mang tôm sông

A – Dùng kẹp nâng và cắt theo đường chấm, gạch; B – Khẽ gỡ một chân ngực kèm lá mang ở gốc.)

2. Mổ và quan sát cấu tạo trong

a) Cách mổ tôm

Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim (2 ở gốc râu, 2 ở tấm lái) (hình 23.2) rồi mổ theo hai bước chú thích dưới hình. Sau đó:

- Đổ nước ngập cơ thể tôm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài và bắt đầu quan sát.

(Hình 23.2. Cách mổ để quan sát cấu tạo trong của tôm

Bước 1: Dùng kẹp nâng, kéo cắt 2 đường AB và A’B’ song song, đến gốc 2 mắt kép thì cắt đường ngang BB’.

Bước 2: Cắt 2 đường AC và A’C’ ngược xuống phía đuôi.)

b) Cơ quan tiêu hóa

Ống tiêu hóa ở tôm có đặc điểm thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ dày. Dạ dày thuôn về phía sau, có màu tối. Hai bên phần sau dạ dày là tuyến gan có màu vàng nhạt.

Ruột tôm có màu hồng thẫm, rất mảnh và đổ thẳng ra hậu môn ở dưới đuôi tôm.

Sau khi thực hành ở nhóm, em hãy chú thích vào các chữ số ở hình 23.3 B.

(Hình 23.3. Giải phẫu cấu tạo trong của tôm sông)

c) Cơ quan thần kinh

Mổ tiếp để quan sát hệ thần kinh: Dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội tạng ra, kể cả các khối cơ ở phần ngực và phần bụng. Chuỗi hạch thần kinh có màu thẫm sẽ hiện ra (vì chúng ở lớp dưới cùng bám sát vào tấm bụng của tôm).

Hệ thần kinh gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu, làm nên một vòng thần kinh hầu lớn. Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi hạch thần kinh bụng (Trường hợp thiếu thời gian, có thể găm ngửa con tôm lên cũng có thể thấy được cơ quan thần kinh của tôm).

- Dựa vào gợi ý trên và hình 23.3 A, tìm các chi tiết cơ quan thần kinh ở mẫu tôm vừa mổ và chú thích chính xác vào hình 23.3 C.

IV – THU HOẠCH

Hoàn thành các chú thích ở các hình 23.1B; 23.3B, C thay cho các chữ số.

79

Bài 24

Lớp Giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển, một số ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh.

Một phần của tài liệu Sinh hoc 7 (Trang 61 - 66)